Kể từ khi thành lập năm 1989, đến nay Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với 21 nền kinh tế thành viên đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên các trụ cột hợp tác. Sau 35 năm hình thành và phát triển, APEC ngày càng khẳng định vai trò đi đầu và sứ mệnh thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới.
Thời gian qua, nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã vượt qua nhiều thử thách, chứng minh được sự năng động và khả năng thích nghi với những khó khăn, biến động trên thế giới. Được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi tích cực trong nửa cuối năm 2024, châu Á-Thái Bình Dương đang khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu.
Hội nghị khoa học quốc tế "Biến đổi khí hậu, sức khỏe và Hệ thống y tế xanh châu Á-Thái Bình Dương" lần thứ 6 có sự tham gia của hơn 300 đại biểu, bao gồm 125 đại biểu quốc tế đến từ hơn 10 quốc gia châu Á và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Hội nghị nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của ngành y tế trong việc hướng tới công bằng và công lý về sức khỏe.
FPT và Trường Công nghệ thông tin (NUS Computing) thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm thành lập một phòng nghiên cứu hiện đại, đầu tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực AI.
Những chiến lược quốc gia thống nhất nhằm phát triển tài năng và mở rộng các ngành công nghiệp sáng tạo kỹ thuật số có thể giúp các quốc gia đang phát triển khai thác nền kinh tế sáng tạo toàn cầu, tạo ra việc làm chất lượng cao để góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Sáng 4/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học nữ và kỹ sư nữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương APNN 2024.
Tại Lễ trao giải cuộc thi Tech4Good khu vực châu Á-Thái Bình Dương do Huawei tổ chức tại Thẩm Quyến, Trung Quốc ngày 26/9, đội Việt Nam với dự án SkyNet - hỗ trợ tìm kiếm người gặp nạn trong lũ lụt - đã xuất sắc giành giải nhất, tiến vào vòng Chung kết toàn cầu trong năm 2025.
Ngày 15/9, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cao Bằng, Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 ra Tuyên bố Cao Bằng với nhiều nội dung quan trọng và bế mạc hội nghị.
Châu Á và Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và chịu ảnh hưởng từ thiên tai và các rủi ro khí hậu khác nhiều hơn so với bất kỳ khu vực nào khác. Nếu không có dữ liệu chất lượng cao và khả năng phân tích dữ liệu, các nhà hoạch định chính sách trong khu vực khó có thể xây dựng những biện pháp hiệu quả, có trọng tâm để ứng phó biến đổi khí hậu.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 đến 20/6/2024.
Tại Khóa họp lần thứ 80 của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), Việt Nam khẳng định tiếp tục lấy Chương trình nghị sự 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc làm kim chỉ nam cho phát triển. Việt Nam sẵn sàng phối hợp hành động cùng các nước, các đối tác để hoàn thành đúng hạn các mục tiêu đề ra.
Giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Krishna Srinivasan cho biết, tăng trưởng GDP của khu vực này bất ngờ tăng lên trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu nội địa thúc đẩy mạnh mẽ. Đáng chú ý nhất, Ấn Độ đã ghi nhận những bất ngờ về tăng trưởng tích cực. Châu Á là một "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế toàn cầu nhiều mảng màu.
Là quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm ứng phó các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu.
Nhận lời mời của Nhà nước Nhật Bản, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân Phan Thị Thanh Tâm đã thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30/11/2023. Trong chuyến thăm, Nhà Vua và Hoàng hậu Nhật Bản hội kiến và chiêu đãi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự lễ đón chính thức, duyệt đội danh dự, hội đàm, phát biểu báo chí chung và cùng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng sẽ có phát biểu chính sách tại Quốc hội Nhật Bản và thăm tỉnh Fukuoka.
Sau ba ngày diễn ra, chiều 23/11, tại Hà Nội, Hội nghị Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực châu Á-Thái Bình dương lần thứ 11 ( AP-11) đã bế mạc. Hội nghị đã thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội - 2023 với những hành động mang lại lợi ích cho những người dễ bị tổn thương ở từng quốc gia và khu vực.
Thời gian qua, Thanh thiếu niên Chữ thập đỏ Việt Nam đã phát huy vai trò và sứ mệnh của mình trong tham gia thực hiện thắng lợi nhiều chương trình, phong trào nhân đạo trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tham gia hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với thảm họa, thiên tai, hướng tới xây dựng cộng đồng an toàn của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Ngày 14/11, tại Trung tâm Hội nghị Moscone, thành phố San Francisco (Hoa Kỳ), đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 34 (AMM 34).
Chiều 3/11, Đại sứ Phan Chí Thành, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Thái Lan kiêm Đại diện Thường trực của Việt Nam tại Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) đã chủ trì phiên thảo luận cuối cùng và bế mạc Khóa họp lần thứ 4 của Ủy ban Chính sách kinh tế vĩ mô, giảm nghèo và tài chính cho phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong hai ngày 19 và 20/10, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Đại học Tours (Pháp) tổ chức hội thảo quốc tế năm 2023 với chủ đề “Hiện tượng xoay trục hoạt động thương mại sang châu Á-Thái Bình Dương - Ảnh hưởng đối với chính sách của các đối tác kinh tế bên trong và bên ngoài khu vực trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và môi trường”.
Bảo vệ khách du lịch thông qua Bộ quy tắc quốc tế của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi của du lịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một nội dung quan trọng của Phiên thảo luận cấp cao về những thách thức và cơ hội nổi bật để phục hồi ngành du lịch trong khu vực.
Quan chức hai nước đã trao đổi một cách thẳng thắn, thực chất và mang tính xây dựng về quan hệ song phương; chia sẻ quan điểm về tình hình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề Ukraine.
Hành khách trên khắp châu Á-Thái Bình Dương có thể sẽ phải tiếp tục chi nhiều tiền hơn bình thường cho các chuyến bay trong năm nay, ngay cả khi lượng máy bay quay trở lại bầu trời với tốc độ chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhiều người dân đã đổ về các thành phố lớn để hòa mình vào bữa tiệc đón năm mới đầu tiên không có các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 kể từ năm 2020.
Trong khuôn khổ “Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh” (GEFE 2022) diễn ra mới đây, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Stuart Livesey, Giám đốc Quốc gia Công ty Copenhagen Offshore Partners (COP) về tiềm năng, thách thức và tương lai sắp tới của ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Vương quốc Thái Lan và tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã diễn ra từ ngày 16-19/11. Ngay sau kết thúc chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến thăm.
Ngày 27/7, Tập đoàn phát triển phần mềm toàn cầu Dassault Systèmes chính thức đưa vào hoạt động văn phòng tại Hà Nội, tạo lập quan hệ và củng cố cam kết thúc đẩy chuyển đổi số với Việt Nam, một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.