Theo một nghiên cứu mới thực hiện tại bảy quốc gia được công bố trên Tạp chí BMJ Open cho biết, không gian xanh ở các thành phố trên thế giới không chỉ đẹp mà còn có thể giúp bảo vệ sức khỏe người dân.
Cấu trúc đô thị, hệ thống hạ tầng giao thông, phát triển không gian xanh là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp tại Hội thảo khoa học điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045 do Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 20/9.
Đất chật người đông, bởi vậy, công viên, vườn hoa thật sự là những không gian quý báu với đời sống cộng đồng của Hà Nội. Đã có quãng thời gian không gian này chưa được quan tâm đúng mức khiến một số công viên bị bỏ hoang, dang dở, hay người dân ngại tới vì điều kiện vệ sinh không bảo đảm. Song, thời gian gần đây, thành phố đã nỗ lực cải tạo, nâng cấp khiến nhiều công viên, vườn hoa được “sống lại”, trở thành những “lá phổi xanh” trong lành, nhất là khi mùa hè đang đến gần.
Sáng 1/12, Báo Kinh tế&Đô thị tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023; phát động Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường năm 2024.
Tại hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội diễn ra trong hai ngày 23 và 24/11, một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm, thảo luận là Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Với nỗ lực trong năm 2023 phải làm “sống lại” các công viên, thành phố Hà Nội đang tập trung nguồn lực, đa dạng các nguồn vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới các công viên, vườn hoa để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, phục vụ người dân.
Bên cạnh những công viên, vườn hoa được cải tạo, xây mới, trong những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, sự gia tăng dân số chóng mặt đã khiến những không gian xanh không còn cân đối với những khu đô thị mọc lên san sát. Trong khi đó, một số dự án vườn hoa, công viên thi công dây dưa kéo dài nhiều năm không được đưa vào sử dụng. Một số vườn hoa, công viên không được duy tu thường xuyên, xuống cấp nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận.
Khi các đợt nắng nóng gia tăng trên khắp thế giới, nhu cầu làm mát cũng tăng đột biến. Ðiều hòa không khí đã trở thành một công cụ cần thiết cho sự sống còn của hàng triệu người. Nhưng cái giá phải trả là cuộc khủng hoảng khí hậu do thiết bị này tiêu tốn nguồn năng lượng khổng lồ, phần lớn được tạo ra từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, trong đó có nhiều định hướng đáng chú ý liên quan đến phát triển nhà ở khu vực đô thị và vùng nông thôn.
Mới đây, trong trả lời kiến nghị của cử tri về việc lập Đề án phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa chức năng, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, ngày 2/12/2021, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Văn bản số 4316/UBND-ĐT thống nhất chủ trương cho phép Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm được nghiên cứu lập Đề án phát triển khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận.
Mỗi khoảng sân vườn, hành lang, góc lớp dù hẹp đến bao nhiêu, các cô giáo mầm non, tiểu học tại Ðà Nẵng vẫn nỗ lực cải tạo để có thể biến thành những không gian xanh tràn đầy ánh sáng. Ở đó, học sinh được hòa mình vào với thiên nhiên, các hoạt động học tập, vui chơi đạt hiệu quả hơn.
Phần diện tích công cộng quanh các hồ nước tự nhiên, hồ điều hòa vốn là khoảng “không gian xanh” ít ỏi còn sót lại của Thủ đô Hà Nội và là nơi để người dân hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, thư giãn. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, những “không gian xanh” đang bị chiếm dụng để biến thành nơi kinh doanh, buôn bán, bãi trông giữ xe…
Nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng, bãi đất bỏ hoang do ô nhiễm rác thải và nước thải sinh hoạt ở bờ vở sông Hồng thuộc phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã được cải tạo thành không gian công cộng đa chức năng xanh, sạch, đẹp, phục vụ chính cộng đồng dân cư trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Một số quốc gia trên thế đã thực hiện các giải pháp mở rộng không gian công cộng bằng cách cải tạo các công viên vốn có và xây mới thêm công viên, giải tỏa “cơn khát” không gian công cộng, đặc biệt là các không gian xanh. Đồng thời, trong bối cánh dịch bệnh, mở rộng không gian công cộng cũng góp phần cải tạo chất lượng không khí, nâng cao sức khỏe người dân.