Thời gian gần đây, khái niệm thay đổi việc làm hay còn gọi là “nhảy việc” không còn là điều xa lạ đối với nhiều người lao động và đang có xu hướng tăng dần.
Đại biểu, chuyên gia đến từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã thảo luận về thực trạng nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh, việc thực hiện phương châm “Đi làm thuê - về làm chủ”.
Là địa phương phát triển mạnh các khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương hiện thu hút hơn 1,3 triệu lao động. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các cấp Công đoàn tại tỉnh luôn quan tâm, chăm lo tốt đời sống cho công nhân lao động, nhất là người lao động có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ ổn định việc làm và vươn lên trong cuộc sống.
Mặc dù gặp không ít khó khăn thách thức, tác động lớn của nền kinh tế toàn cầu nhưng các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh luôn nỗ lực quan tâm chăm lo đời sống của người lao động bằng những việc làm thiết thực và sẻ chia, xem công nhân lao động là vốn quý của doanh nghiệp để cùng nhau phát triển doanh nghiệp bền vững.
Trong những năm qua, công tác chăm lo lợi ích cho công nhân viên chức, người lao động luôn được các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi quan tâm thực hiện và tập trung nguồn lực tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Trong thời gian qua, các cấp công đoàn đã chủ động nắm bắt, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc ở cơ sở; có nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ người lao động, tuyên truyền để người lao động hiểu, chia sẻ khó khăn, đồng hành với doanh nghiệp, góp phần ổn định sản xuất, duy trì việc làm, cải thiện thu nhập.
Trong 4 tháng đầu năm nay, đã có gần 633 nghìn lượt người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Các cơ quan liên quan cũng đang thiết kế gói hỗ trợ 23.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, dù chưa phát hiện có tiêu cực hay không, nhưng việc thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các chủ hộ kinh doanh cá thể là sai về chủ trương, cơ quan công quyền làm sai thì phải xin lỗi và xử lý theo quy định.
Ngày 12/5, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri là đoàn viên công đoàn, công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Từ tháng 9/2022 đến cuối năm 2022, theo báo cáo của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương có 1.300 doanh nghiệp tại 50 tỉnh, thành phố gặp khó khăn, bị cắt giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động với gần 547 nghìn người lao động.
Ngày 7/4, Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TLĐ và Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/1/2023 về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng, đến ngày 7/4, các cấp công đoàn đã thẩm định, quyết định hỗ trợ cho hơn 17.680 đoàn viên, người lao động đủ điều kiện với tổng số tiền hỗ trợ là 22,73 tỷ đồng.
Đến hết năm 2022, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở nước ta tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 31,1%. Đây cũng là một trong ba chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra của Chính phủ về lĩnh vực lao động-việc làm.
Thời gian qua, trước bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, theo sát diễn biến thực tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam kịp thời triển khai các giải pháp linh hoạt để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khắc phục khó khăn. Qua đó, góp phần giúp doanh nghiệp phục hồi kinh doanh, sản xuất, ổn định đời sống của người lao động, đồng thời bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Sau gần một năm triển khai, Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã hỗ trợ cho khoảng 36,4 triệu người lao động, 394 nghìn đơn vị sử dụng lao động và 508 nghìn hộ kinh doanh. Tổng ngân sách dành để hỗ trợ là khoảng 45,6 nghìn tỷ đồng.
Nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trong đời sống và nâng cao phúc lợi cho người lao động, thời gian qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động công tác xã hội có sức lan tỏa sâu rộng. Những hoạt động này đã thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng.
Theo thông lệ, vào dịp cuối năm, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tăng cao. Ðiển hình ở các ngành nghề thương mại-dịch vụ, sản xuất, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử... Doanh nghiệp tuyển dụng qua nhiều kênh khác nhau, như mạng internet, các trung tâm môi giới tuyển dụng, tổ chức phiên hội chợ việc làm, phát tờ rơi về địa phương.
Sáng 6/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội.
Cơ quan bảo hiểm xã hội đã chi hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho gần 359 nghìn người lao động. Số tiền chi trả là hơn 1.018 tỷ đồng, đạt khoảng 98% tổng số hồ sơ phải thực hiện.
Về cơ bản, bảo hiểm xã hội các địa phương đã hoàn thành chi trả hỗ trợ gói 1.155 tỷ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, tại một số tỉnh, thành phố, tiến độ chi trả chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị tập trung triển khai, đẩy nhanh tiến độ chi trả kinh phí hỗ trợ.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, tới cuối ngày 29/8, đã có 22 tỉnh, thành phố giải ngân 100% hồ sơ tiếp nhận của người lao động, hoàn thành việc giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian gần đây, các cấp công đoàn tại tỉnh Bến Tre đã tích cực hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn về nhà ở. Nhờ vậy, nhiều gia đình đã có chỗ ở ổn định để an tâm làm việc.
Đến 17 giờ 30 phút ngày 25/8, cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp đã chi hỗ trợ cho hơn 339 nghìn lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Số tiền chi trả đạt hơn 963 tỷ đồng, tương đương hơn 90% tổng số hồ sơ phải thực hiện.
Đến chiều ngày 18/8, bảo hiểm xã hội các địa phương đã chi hỗ trợ cho hơn 243 nghìn lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Số tiền giải ngân đã đạt 689 tỷ đồng trong tổng số kinh phí dự kiến là 1.155 tỷ đồng.
Chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục được thực hiện, với kinh phí khoảng 1.155 tỷ đồng. Thời gian chi trả hỗ trợ cho người lao động đã nộp hồ sơ đúng thời hạn hoàn thành chậm nhất vào ngày 10/9/2022.
Đến 15 giờ chiều 15/8, gần 1,27 triệu lao động đã được hỗ trợ tiền thuê nhà với số tiền hơn 876 tỷ đồng. Con số này đạt tỷ lệ 13,5% so với dự kiến. 4 địa phương đã hoàn thành chi trả cho tất cả lao động nộp hồ sơ đề nghị.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý dành khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để tiếp tục chi trả hỗ trợ cho 414 nghìn lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 đã nộp hồ sơ đúng thời hạn. Thời gian hoàn thành hỗ trợ chậm nhất đến ngày 10/9/2022.