Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Ban Chỉ đạo) tổ chức Phiên họp thứ nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả .

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có bài viết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.

Bộ đội Đồn Biên phòng Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An hỗ trợ nhân dân làm đường giao thông. (Ảnh: nhandan.vn)

Tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, thiết thực chống lãng phí

Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Ðảng ta đã có những đánh giá thẳng thắn, chỉ ra thực trạng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp.
Bộ đội Đồn Biên phòng Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An hỗ trợ nhân dân làm đường giao thông.

Bài 1: “Cán bộ xã quân hàm xanh”

Nghệ An có đường biên giới đất liền dài 468 km, địa hình phức tạp, trong đó 22/27 xã biên giới thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An được coi là “lá chắn thép” trong quản lý, bảo vệ vững chắc biên giới. Bên cạnh đó, các sĩ quan biên phòng còn được cử về địa phương biên giới làm cán bộ cốt cán xã, bản... đã góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vùng biên, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Ảnh minh họa.

Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Đảng ta nhận thức sâu sắc và khẳng định vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, coi việc củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo đảm vững chắc sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi tặng hoa chúc mừng 85 vị đại biểu được cử tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi khóa XV.

Đồng chí Võ Thanh An giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 28/8, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024-2029 đã hiệp thương, tiếp tục cử đồng chí Võ Thanh An, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi khóa XIV, giữ chức danh Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi khóa XV.
Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022.

Mối quan hệ giữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2023, là một tác phẩm đồ sộ chứa đựng trong đó các bài viết, bài phát biểu chỉ đạo, tống kết thực tiễn về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở Việt Nam của người đứng đầu Đảng ta và là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 
Thành phố Bắc Kạn tăng cường đối thoại với người dân để giải quyết các vấn đề nổi cộm ngay từ cơ sở. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn)

Gắn xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị

Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”, trong đó, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt, tạo động lực thúc đẩy xây dựng hệ thống chính trị. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tạo cơ sở vững chắc củng cố vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng.
Lãnh đạo huyện Na Rì (Bắc Kạn) cùng người dân kiểm tra mô hình trồng cây ăn quả trên địa bàn. (Ảnh THANH LỘC)

Củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Thực tế ghi nhận, hơn nửa nhiệm kỳ qua, các cấp ủy, tổ chức đảng Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đã triển khai nhiều giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Với đặc điểm địa hình chủ yếu núi cao, chia cắt, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tổ chức đảng ở một số thôn, bản chưa thật sự vững vàng, hai nhiệm vụ trọng tâm được các cấp ủy chú trọng chỉ đạo thực hiện chính là đổi mới hoạt động của cấp ủy, chi bộ và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV.

Gắn kết thật chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cần tập trung ưu tiên ban hành đồng bộ và có chất lượng hệ thống pháp luật, các quy định, quy chế, quy trình công tác để thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị.
Kịp thời thay thế cán bộ uy tín giảm sút

Kịp thời thay thế cán bộ uy tín giảm sút

Thực hiện Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Thời gian qua, các địa phương đã kịp thời thay thế nhiều cán bộ không chỉ nằm trong diện bị kỷ luật mà cả những người có uy tín giảm sút, không đợi hết nhiệm kỳ. Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm kiên trì thực hiện chủ trương có vào có ra trong công tác cán bộ.
Công đoàn cơ sở xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) thăm hỏi, tặng quà đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

Quan tâm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động

Ra đời từ năm 1929, trong suốt 94 năm qua tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn đồng hành, sát cánh, chăm lo, bảo vệ giai cấp công nhân và người lao động, tập hợp, giáo dục, động viên, khích lệ, cổ vũ người lao động đóng góp công sức cho sự nghiệp xây dựng, phát triển nước nhà.
Thành viên tổ công nghệ hướng dẫn, tuyên truyền người dân Bình Phước thực hiện các thủ tục dịch vụ công trực tuyến.

Trách nhiệm của hệ thống chính trị trong chuyển đổi số

Thời gian qua, tỉnh Bình Phước có nhiều nỗ lực chuyển đổi số và đã đạt bước tiến vượt bậc. Năm 2022, tỉnh xếp hạng thứ 9/63 tỉnh, thành phố cả nước về chuyển đổi số. Các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trên các lĩnh vực, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, Bùi Văn Nghiêm thăm hỏi, động viên người dân bị thiên tai tại xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Đồng thuận xây dựng Vĩnh Long phát triển nhanh, bền vững

“Với truyền thống đoàn kết, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân và đồng hành của doanh nghiệp..., qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội lần thứ 11 của Ðảng bộ tỉnh, kinh tế-xã hội của Vĩnh Long đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực...”.
Hoạt động tái hiện các nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu và khách du lịch.

Công nghiệp văn hóa - động lực xây dựng Thủ đô văn hiến và hiện đại

Thực hiện chủ trương của Ðảng về phát triển công nghiệp văn hóa, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ; cụ thể hóa Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025, tháng 2/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” (Nghị quyết số 09-NQ/TU).
Ảnh minh họa.

Những chuyển biến quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, dù tình hình trong nước có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được thực hiện nghiêm túc, nền nếp ở tất cả các cấp, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra và đã tạo được những chuyển biến rất tích cực.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Ðức Thắng (thứ năm từ trái sang) dự Ngày chuyển đổi số.

Phát huy truyền thống văn hóa, phẩm chất của người Hải Dương để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị

Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, trách nhiệm của cán bộ trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, phấn đấu xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương chung quanh nội dung này.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan kiểm tra các dự án giao thông trọng điểm.

Những dấu ấn đổi mới, sáng tạo của tỉnh Vĩnh Phúc

Sau nửa nhiệm kỳ làm việc với tinh thần hết sức khẩn trương, quyết liệt, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển toàn diện, có nhiều đổi mới, sáng tạo, dấu ấn trong mọi lĩnh vực công tác. Ðồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Ðoàn Ðại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đã trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân về những giải pháp căn cơ và kết quả nổi bật trong nửa nhiệm kỳ qua.
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)

Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Sáng 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Theo chương trình phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác.
Toàn cảnh Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý

“Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm”. Đây là một trong những điểm nhấn trong Quy định số Số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị vừa được Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu dự Hội nghị biểu dương Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022, tháng 11/2022. (Ảnh: Trí Dũng - TTXVN)

Xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý

Xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý không chỉ có ý nghĩa đối với sự vận hành của tổ chức và mỗi cá nhân trong tổ chức ấy mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý góp phần định hình và dẫn dắt văn hóa, kiến tạo bản sắc của cơ quan, tổ chức.
Xã Cẩm Hải, thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ cơ sở

Trong lộ trình phấn đấu xây dựng thành phố Cẩm Phả trở thành đô thị loại 1, Thành ủy Cẩm Phả chủ trương giao "việc mới, việc khó" gắn với chủ đề công tác năm cho đảng ủy các phường, xã triển khai tới từng cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng. Qua đó đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hoàn thành chủ đề công tác năm của thành phố, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội trên địa bàn.