Trung tâm Phát triển Cộng đồng Our Story không chỉ là nơi hỗ trợ học tập, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ, mà còn là điểm tựa để các em tự tin hòa nhập cộng đồng qua những kỹ năng sống và sản phẩm thủ công do chính tay mình tạo ra.
Xây dựng chính sách an sinh xã hội bảo đảm quyền của người khuyết tật tự kỷ còn nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập. Trẻ tự kỷ được công nhận là một dạng khuyết tật, nhưng hiện nay vẫn chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi và sự hỗ trợ cần thiết từ nhà nước.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2024, Khoa Tâm thần của bệnh viện tiếp nhận trên 45 nghìn lượt trẻ khám sức khỏe tâm thần, trong đó gần 20% trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc tự kỷ. Bình quân mỗi năm, Bệnh viện Nhi Trung ương đón khoảng 10 nghìn lượt trẻ khám vì lý do này. Kết quả nghiên cứu cấp quốc gia năm 2018 tại 7 địa phương đại diện các vùng, miền cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 6 tuổi mắc tự kỷ ở Việt Nam là 0,7%, nhưng nếu mở rộng nghiên cứu tới trẻ lớn hơn, con số này có thể tăng thêm.
Vai trò của cha mẹ trong chăm sóc, can thiệp cho con mắc tự kỷ rất quan trọng. Vì thế, hằng năm, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đều có những buổi chia sẻ chuyên môn, cung cấp kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ tâm lý và tạo cơ hội giao lưu để cha mẹ có thể tham gia hiệu quả vào quá trình can thiệp cho con mình.
Năm 2024, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp đón trên 45 nghìn lượt trẻ đến khám sức khỏe tâm thần nói chung, trong đó xấp xỉ 20% trường hợp khám với một số dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ.
"... Con đã được Hội kỷ lục gia Việt Nam cấp giấy chứng nhận là trẻ tự kỷ vẽ nhiều bức tranh về cầu nhất Việt Nam. Những bức tranh con vẽ với những người bình thường thì có thể rất bình thường nhưng với mẹ đó là kỳ tích, là niềm tự hào về con - Họa sĩ của mẹ!"
Chương trình “Hành trình khám phá những giác quan” là một trong những hoạt động nhân Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 2/4. Chương trình dành cho trẻ tự kỷ với nhiều trải nghiệm, giúp các em tự tin tham gia các trò chơi phát triển kỹ năng xã hội, khả năng vận động và giao tiếp.
Khi nhận biết con mình có chứng tự kỷ, nhiều cha mẹ sốc, buồn bã, đổ lỗi cho nhau. Vì thế, việc hỗ trợ tâm lý cho cha mẹ của trẻ tự kỷ quan trọng để cha mẹ đồng hành cùng con trong chặng đường dài sau này.
Tỷ lệ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ ngày càng gia tăng và những trẻ này chịu sự kỳ thị lớn từ cộng đồng. Kiệt quệ về kinh tế, tinh thần, mơ hồ về tương lai… là những nỗi niềm quẩn quanh với những gia đình có con mắc chứng rối loạn này.
Cứ ba tháng một lần, Bảo tàng Mỹ thuật Montreal (Canada) lại dành ra một khoảng thời gian đặc biệt để giảm lượng khách tham quan, chỉnh ánh sáng êm dịu và ít tiếng ồn hơn để chào đón những vị khách nhí có nhu cầu đặc biệt.
Trẻ tự kỷ, được công nhận là một dạng khuyết tật, nhưng hiện nay vẫn chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi và sự hỗ trợ cần thiết từ Nhà nước và cộng đồng. Hàng nghìn gia đình ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa đang thiếu cơ sở y tế và giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ. Nhiều phụ huynh không có điều kiện tài chính để đưa con đi can thiệp, dẫn đến tình trạng trẻ không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời trong giai đoạn “vàng” phát triển.
Đối với các gia đình có con em mắc chứng tự kỷ, hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng hy vọng về một tương lai tốt đẹp cho con luôn đi kèm với nhiều thử thách. Xuất phát từ lý do này, dự án Thương & An ra đời nhằm tạo ra một nơi dành riêng cho trẻ tự kỷ, đem đến hy vọng, sự đồng hành và chia sẻ sâu sắc với gia đình các em.
Bằng tình yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc với những trẻ không may mắc chứng tự kỷ, chị Đào Thanh Hoàn đã gây dựng nên Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý-giáo dục Ngọc Ân. Sau bốn năm hoạt động, trung tâm đã trở thành ngôi nhà hạnh phúc.
Chiều 1/6, tại Nhà Triển lãm số 29 Hàng Bài (Hà Nội) khai mạc triển lãm nghệ thuật "Chèo méo", trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ tự kỷ - sự kiện thuộc "Chương trình nâng cao nhận thức về phổ tự kỷ" do doanh nghiệp xã hội Tòhe tổ chức thường niên.
Ngôi sao của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Toàn đã mua tranh của các trẻ em tự kỷ để in lên những chiếc áo thun với mong muốn nối dài ước mơ của các em có hoàn cảnh đặc biệt.
Tài liệu “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho nhóm trẻ đặc biệt này tại gia đình. Các kiến thức được cung cấp dưới dạng nhiều tình huống thực tế đã hỗ trợ thành công, mang tính cầm tay chỉ việc, dễ khả thi. Đặc biệt, nhiều kiến thức và kỹ năng được minh họa bằng hình ảnh dễ hiểu.
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam và Ban Quản lý Phố sách Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ Gia đình người tự kỷ Hà Nội tổ chức ngày hội đón chào năm 2024 với tên gọi "Chia sẻ yêu thương – Chào xuân mới" vào ngày chủ nhật 7/1.
Ngày 28/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện European Wellness Việt Nam (European Wellness Việt Nam) phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Đồng 2 tổ chức hội thảo: “Nhận biết và can thiệp sớm trẻ có dấu hiệu tự kỷ”; đồng thời tổ chức khám bệnh miễn phí cho hơn 100 trẻ em có dấu hiệu phổ tự kỷ.
Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty European Wellness Việt Nam (Thành viên Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện đến từ châu Âu) tổ chức ký tặng sách "Rối loạn phổ tự kỷ: Y học tái sinh bằng liệu pháp tế bào gốc” cho các bệnh viện, trường, trung tâm đang điều trị chứng rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ em; đồng thời gây quỹ hỗ trợ cho trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam.
Chiều 8/1, tại phố sách Hà Nội 19-12, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phối hợp 9 trung tâm giáo dục, đào tạo nghề cho trẻ tự kỷ tổ chức hội thảo hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ mang tên “Xuân về trên những bàn tay” .
Dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam” đã tổ chức tập huấn chuyên sâu cho 60 học viên là các cán bộ tại 48 trung tâm hỗ trợ trẻ em tự kỷ đến từ 21 địa phương.
Với dự án “Áo dành cho trẻ tự kỷ”, nhóm sinh viên tại TP Đà Nẵng gồm Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phan Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thiên Nga, Nguyễn Văn Kiên, Phan Thị Hoài Giang (Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng) và Nguyễn Thảo Nhi (Trường đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng) đã xuất sắc đoạt Giải nhất Cuộc thi Khởi nghiệp công nghệ trong sinh viên lần thứ II (InTE UD - 2022). Thời Nay có dịp trò chuyện cùng bạn Nguyễn Mạnh Dũng (Trưởng nhóm), để hiểu rõ hơn về sản phẩm thiết thực, nhân văn này.
Trong năm 2022, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức 2 lớp tập huấn chuyên sâu cho 100 giáo viên, kỹ thuật viên. Đây là những cán bộ đang trực tiếp hỗ trợ trẻ em tự kỷ ở 33 địa phương.
Tài liệu “Hỗ trợ hình ảnh cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ” được các chuyên gia hàng đầu về tâm lý học, giáo dục đặc biệt, ngôn ngữ trị liệu biên soạn. Đây là công cụ hỗ trợ cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ tự kỷ tiếp cận một cách dễ dàng, ghi nhớ tốt hơn, và có thể thực hành hiệu quả với các em.
Tiểu thuyết “Robinson có-tự kỷ của tôi”, tác phẩm nổi tiếng của nhà văn người Bỉ Laurent Demoulin, từng giành giải Victor-Rossel danh giá của văn học Bỉ, được biết đến là tác phẩm rất cảm động về tình phụ tử, cũng như về hành trình tìm hiểu thế giới nội tâm của những đứa trẻ tự kỷ.
Nhà văn Laurent Demoulin, tác giả cuốn sách “Robinson có - tự kỷ của tôi” và hai chuyên gia: nhà giáo Trịnh Thị Lệ Thu, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Bình Minh; Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mai Hương, Khoa Công tác xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ cùng trò chuyện với độc giả về trẻ tự kỷ và thế giới nội tâm của trẻ tự kỷ, vào 18 giờ ngày 10/5, tại Viện Goethe Hà Nội.
Trong thời gian các trung tâm, cơ sở chuyên biệt, tư vấn phát hiện, can thiệp cho trẻ tự kỷ phải đóng cửa để phòng, chống Covid-19, khó khăn nhân lên nhiều lần với các gia đình khi bị gián đoạn và kéo dài thời gian can thiệp hành vi cho con.