Ngày 26/3, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, từ 25/2 đến 25/3, có 24 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất với mức giảm từ 0,1-1.05%/năm tùy theo từng kỳ hạn. Đáng chú ý, có ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất đến 7 lần trong khoảng thời gian này.
Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 25/2 đến 18/3, đã có 23 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất với mức giảm từ 0,1-1%/năm tùy theo từng kỳ hạn.
Ngày 12/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, kể từ sau cuộc họp giữa cơ quan này với các ngân hàng ngày 25/2, đã có 20 ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động. Trong đó riêng từ đầu tháng 3 đến nay, có 15 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm.
Ngày 11/3, tại Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngành Ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế tại Khu vực 4 (gồm các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái).
Ngày 10/3, có thêm hai ngân hàng thương mại lớn là BIDV và Techcombank điều chỉnh giảm lãi suất huy động, nâng tổng số ngân hàng thương mại điều chỉnh hạ lãi suất lên 18 ngân hàng, kể từ sau cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước ngày 25/2 vừa qua.
Sau khi các ngân hàng thương mại liên tục giảm lãi suất huy động theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhà điều hành mới đây cũng chủ động cung ứng vốn rẻ cho các ngân hàng nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp.
Ngay sau cuộc họp với các ngân hàng thương mại, chiều 25/2, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 1328/NHNN-CSTT chỉ đạo các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đánh giá các điều kiện thị trường lao động nhìn chung đã nới lỏng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, trong khi hoạt động kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vững chắc.
Cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, hạ tầng kinh tế-xã hội; ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố phía bắc. Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, BIDV triển khai Chương trình giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa triển khai gói vay ưu đãi trị giá lên đến 8.000 tỷ đồng dành cho khách hàng mới, đồng thời hỗ trợ khách hàng hiện hữu bằng việc giảm lãi suất cho vay lên tới 2%, nhằm giúp người dân tái thiết, phục hồi sản xuất kinh doanh sau bão lũ.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì buổi làm việc với các tổ chức tín dụng để trao đổi, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bão số 3 (bão Yagi) vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc xem xét miễn giảm lãi vay, cơ cấu nợ và hỗ trợ khách hàng vay mới bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa thông báo về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân hiện hữu chịu ảnh hưởng do bão Yagi.
Áp lực từ đồng USD đã vơi đi phần nào nhưng chưa đủ làm hạ nhiệt “sức nóng” của tỷ giá trong nước. Theo ý kiến của các chuyên gia, để ổn định tỷ giá, cơ quan quản lý cần triển khai nhiều biện pháp linh hoạt can thiệp thị trường như tiếp tục sử dụng kênh tín phiếu, nâng lãi suất OMO,…
Tích cực đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất-kinh doanh, mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) đã đồng loạt giảm lãi suất các gói vay ưu đãi xuống chỉ còn từ 5,79%/năm. Đây được xem là mức lãi suất cho vay cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm hiện nay.
Những ngày đầu năm 2024 là thời điểm bước vào mùa sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sôi động nhất nhằm chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là cơ hội để các các ngân hàng thúc đẩy tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, phục vụ đời sống của người dân.
Thực hiện chủ trương, định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vay vốn vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống, ngay từ đầu năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay.
Trong vòng 10 ngày qua, hàng loạt ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên tại website 32 ngân hàng thì có tới 23 ngân hàng giảm lãi suất huy động. Hiện cả 4 ngân hàng trong nhóm Big 4 gồm VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank đều đã giảm lãi suất huy động các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên với mức giảm từ 0,2-0,3 điểm phần trăm, lãi suất huy động cao nhất ở các ngân hàng này hiện chỉ còn 5,5%.
Từ ngày mai (23/8), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động, với mức giảm từ 0,3% đến 0,5% các kỳ hạn nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
“Tín dụng chỉ mới có tín hiệu tăng trở lại từ tháng 6, sang đến cuối tháng 7, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 4,6%, giảm đáng kể so với cùng thời điểm năm 2022 (9,54%), điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất hạn chế - giải quyết vấn đề này sao cho có hiệu quả là một thách thức lớn của ngành ngân hàng”.
Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương được đánh giá như một “liều thuốc” có tác dụng khơi dậy tinh thần kinh doanh khi cộng đồng doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn khó khăn chưa từng có. Quan trọng hơn, chính sách hỗ trợ càng sớm triển khai đến đối tượng thụ hưởng thì tác động đến lợi ích càng lớn.
Trong bối cảnh điều kiện kinh doanh suy giảm, nguồn lực doanh nghiệp cạn kiệt, câu chuyện tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào vấn đề lãi suất, hay điều kiện cho vay, mà còn bởi sự hấp thụ vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, làm thế nào để tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp, đang là một bài toán khó, cần các giải pháp đồng bộ từ nhiều phía.
Ngày 19/6, các quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 16/6 chính thức có hiệu lực. Theo quy định mới này, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt được điều chỉnh giảm, có ngân hàng huy động chỉ từ 3,6%/năm.
Ngày 25/5, biểu lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại đồng loạt điều chỉnh, sau khi quyết định giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực.