Ngoài bốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank), hiện có thêm các ngân hàng khác là TPbank, VPBank, MBBank và Techcombank đã có văn bản đăng ký tham gia gói tín dụng nhà ở xã hội với số tiền đăng ký của mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng, qua đó nâng tổng số ngân hàng thương mại tham gia lên tám ngân hàng với tổng số vốn lên tới 140.000 tỷ đồng.
Có thể nói đến thời điểm này, bằng tất cả nỗ lực và trách nhiệm, các ngân hàng thương mại đang chủ động trở thành “điểm tựa” để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và mưa lũ, từng bước ổn định đời sống, khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
“Nỗ lực xây nhà ở xã hội”, “nhà ở cho người thu nhập thấp,” hay “đẩy nhanh gói tín dụng 120 nghìn tỷ” là những cum từ thường xuyên được sử dụng trong thời gian qua - khi các mục tiêu trong Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, cũng như việc triển khai gói tín dụng xây nhà ở xã hội không đạt được kết quả như kỳ vọng. Chính sách xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động, trong đó Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội là hết sức nhân văn. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, triển khai các vướng mắc cần được rà soát, hiệu chỉnh, xác định đúng và trúng đối tượng có nhu cầu mua, từ đó thực hiện chính sách phù hợp với thực tiễn.
Chủ trương thu hẹp chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá vàng quốc tế có thể dẫn tới giá bán vàng của các ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty SJC sẽ còn giảm trong thời gian tới. Do đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến nghị người dân cần thận trọng khi mua vàng trong bối cảnh giá vàng thế giới đầy biến động như hiện nay.
Việc các ngân hàng thương mại công khai lãi suất cho vay bình quân sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn, cơ hội để tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn.
Qua tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước, đến nay mới có 28/63 ủy ban nhân dân tỉnh gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia Chương trình 120 nghìn tỷ đồng với 68 dự án; trong đó, có 30 dự án có nhu cầu vay vốn, các dự án còn lại không có nhu cầu vay vốn do đã hoàn thành hoặc đã thu xếp nguồn vốn khác.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2023. Theo đó, với lợi nhuận vượt so kế hoạch, Ngân hàng dự kiến đề xuất mức chi trả cổ tức hằng năm bằng tiền mặt ít nhất 20%/ tổng lợi nhuận – tương đương 4-5% vốn chủ của Ngân hàng tại thời điểm đầu năm.
Quốc hội khóa XV ngày 18/1/2024 đã biểu quyết thông qua Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, hoàn thiện hơn về hoạt động ngân hàng.
Nhấn mạnh hệ lụy của việc các ngân hàng liên doanh, liên kết bán bảo hiểm thời gian qua đã rất rõ ràng, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) ủng hộ quan điểm là không cho phép các ngân hàng liên doanh, liên kết bán bảo hiểm…
Việc thực thi Bộ chỉ số ESG (E-Environmental: Môi trường; S-Social: Xã hội và G-Governance: Quản trị) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để hướng đến toàn diện các mục tiêu ESG tham vọng trong lĩnh vực ngân hàng đang đặt ra rất nhiều thách thức.
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 30/11, tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022, thấp hơn so cùng kỳ các năm và cách khá xa so với mục tiêu tăng 14-15% của cả năm. Dù toàn ngành đã nỗ lực tìm mọi giải pháp khơi thông, song bài toán tăng trưởng tín dụng vẫn còn khá gian nan khi ngân hàng thì “thừa” tiền, nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế yếu.
Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai, dù đã có những tín hiệu tích cực nhưng lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn tồn tại một số khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng.
Chiều 27/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị Triển khai Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 và đẩy mạnh triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ dưới sự chủ trì của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú.
Trước tình hình rủi ro gian lận thẻ có xu hướng gia tăng, nhiều ý kiến kiến nghị cần tăng cường cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, Chi Hội thẻ, các tổ chức thẻ quốc tế, Napas và các ngân hàng thương mại để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thẻ.
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số” diễn ra sáng 21/8, các chuyên gia đưa ra cảnh báo về tình hình an toàn thanh toán, đặc biệt là trong thanh toán điện tử có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo với nhiều mối đe dọa đang xuất hiện và có những tác động tiêu cực đối với các tổ chức tài chính, cũng như khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản 6385/NHNN/CSTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành văn bản hướng dẫn ngân hàng thương mại triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản, với quy mô lên tới 15 nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) chính thức triển khai chương trình cho vay nhà ở thương mại với quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất áp dụng từ 8,5%/năm đối với chủ đầu tư và từ 7,8%/năm đối với người mua nhà.
Thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5-2%/năm, trong bối cảnh lãi suất trên thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Các quyết định nêu trên phản ánh rõ ràng sự cấp thiết của NHNN trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tín dụng.
Ngày 19/6, các quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 16/6 chính thức có hiệu lực. Theo quy định mới này, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt được điều chỉnh giảm, có ngân hàng huy động chỉ từ 3,6%/năm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện.
Lãi suất điều hành vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm thêm 0,5 điểm phần trăm, tạo cơ sở giảm tiếp lãi vay. Mặc dù lãi suất cho vay đang có động thái giảm, nhưng thực tế vẫn ở mức cao.
Ngày 25/5, biểu lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại đồng loạt điều chỉnh, sau khi quyết định giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực.
Ngày 24/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành và một số ngân hàng thương mại nhà nước về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và giảm lãi suất.
Trước bối cảnh mới của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của công nghệ tài chính - Fintech, chuyển đổi số trở thành lựa chọn bắt buộc đối với ngành Ngân hàng Việt Nam, là hướng đi tất yếu giúp ngành ngân hàng thích ứng và vượt lên thách thức của bối cảnh 4.0.
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023, với thông điệp “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số”.
Hoạt động tăng vốn điều lệ tiếp tục được các ngân hàng thương mại (NHTM) đẩy mạnh trong năm 2023, nhằm giúp họ củng cố nguồn lực tài chính, gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung nhanh chóng phục hồi.
Từ ngày 12/5, nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt điều chỉnh giảm tiếp lãi suất huy động, phần lớn giảm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng xuống dưới mức 8%/năm.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cử ông Đặng Văn Tuyên làm người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV.