Bức tranh xuất khẩu gạo trong 3 quý đầu tiên của năm 2024 có nhiều tin vui, nhưng cũng không ít những “cơn sóng”, khiến mục tiêu đề ra cho cuối năm 2024 vẫn còn nhiều thách thức.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, từ ngày 1/1 đến 23/5, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Philippines đạt 1,44 triệu tấn, chiếm 72,9% trong tổng số gạo nhập khẩu của Philippines.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ giữa tháng 2/2024 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm, có thời điểm ở mức dưới 600 USD/tấn. Giá lúa hiện cũng giảm so với trước do các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch vụ đông xuân với lượng lúa hàng hóa lớn.
Năm 2023 đã dần khép lại với những kết quả không thể đẹp hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo. Hạt gạo Việt đã chứng minh là “hạt ngọc” quý giá với giá cả và kim ngạch không ngừng tăng cao.
Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt mức kỷ lục 8 triệu tấn, trị giá khoảng 4,5 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu do nhu cầu gạo trên toàn cầu tăng cao. Đây là cơ hội lớn để ngành lúa gạo chuyển mình, vươn lên nắm giữ vai trò chi phối thị trường thế giới cả về sản lượng, chất lượng và giá trị.
Trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, lần đầu tiên có sự xuất hiện của những thiết bị bay không người lái (drone) phục vụ sản xuất nông nghiệp, với nhiều màn trình diễn điêu luyện cùng công nghệ tiên tiến.
Gạo Việt Nam vừa đoạt giải nhất tại Hội thi gạo ngon nhất thế giới lần thứ 15 do The Rice Trader tổ chức, trong khuôn khổ Hội nghị thương mại lúa gạo toàn cầu diễn ra tại Cebu, Philippines. Tại cuộc thi này, gạo Campuchia đoạt giải nhì và gạo Ấn Độ đoạt giải ba.
3 doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự thi với 6 loại gạo, gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí dự thi gạo ST 24, ST25; Tập đoàn Lộc Trời dự thi gạo Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9; Tập đoàn Thái Bình Seed dự thi gạo TBR39, TBR39_1 đã thắng giải cao nhất ở cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Câu chuyện này một lần nữa khơi gợi việc cần thiết xây dựng thương hiệu gạo quốc gia từ những “bàn đạp” hữu ích này.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia như Ấn Độ, UAE, Nga đang cấm xuất khẩu gạo, thị trường biến động nhanh và khó lường, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam liệu có thể nắm bắt cơ hội này để chiếm lĩnh thị phần toàn cầu?
Hưởng ứng các chương trình quảng bá thương hiệu Việt Nam tại Pháp như “Tuần hàng Việt Nam” và “Tuần lễ Tết Nguyên đán Việt Nam”, ngày 2/9, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng đối tác tổ chức Tết Trung thu Việt Nam tại hệ thống phân phối của Pháp E.Leclerc, cũng như ra mắt gạo Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện trong các đại siêu thị tại thị trường châu Âu này.
Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao và giảm xuất khẩu loại gạo phẩm cấp thấp, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.
Giá duy trì ở mức cao; nhiều hợp đồng mới; không ít thị trường tăng nhu cầu nhập khẩu gạo sau khi đại dịch dần được kiểm soát… gạo Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong năm 2022.
Gạo đang là một trong số ít những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương trong nhóm nông sản. Đáng chú ý, giá trị gạo xuất khẩu đang tăng cao, giúp gạo Việt ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường.