

#Xuất khẩu gạo
Có 32 kết quả
Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao và giảm xuất khẩu loại gạo phẩm cấp thấp, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước đạt 715 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo, nhu cầu dự trữ lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới; cùng đó là gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được ưu thế, uy tín trên thị trường quốc tế nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cho ngành hàng gạo đang rất rộng mở.
Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 415-420 USD/tấn hôm 17/3, tăng với mức 410-415 USD một tuần trước. Đây là mức cao nhất của ba tháng rưỡi do nhu cầu ổn định và chi phí vận chuyển tăng.
Giá duy trì ở mức cao; nhiều hợp đồng mới; không ít thị trường tăng nhu cầu nhập khẩu gạo sau khi đại dịch dần được kiểm soát… gạo Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong năm 2022.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu để hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Giá gạo đồ 5% tấm của nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Ấn Độ giảm xuống còn 353-358 USD/tấn; trong khi giá gạo Thái Lan giảm còn 380-397 USD/tấn.
Lô gạo Công ty Trung An vừa trúng thầu xuất khẩu sang Hàn Quốc là loại gạo 100% tấm dùng làm nguyên liệu sản xuất bia với giá trúng thầu đạt 369 USD/tấn (giá FOB).
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, ngày 25/8, cảng Tân Cảng Hiệp Phước đã tạm ngừng dịch vụ đóng rút gạo tại cảng sà lan do có công nhân mắc Covid-19, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Việt Nam Đào Minh Tú khẳng định, lúa gạo là ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, đồng thời ngành ngân hàng cam kết, bảo đảm đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo.
Hiện nay, các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã bước vào thời điểm chính vụ thu hoạch lúa hè thu 2021. Để cho hạt lúa được “chín vàng” như mong đợi của người dân, cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu!
Dù đã vào vụ thu hoạch rộ lúa hè thu song các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đứng ngồi không yên khi tình trạng giãn cách kéo dài khiến việc vận chuyển, thu mua lúa gạo gặp khó. Cần những giải pháp mạnh hơn để tháo gỡ phần nào khó khăn cho doanh nghiệp thời điểm này.
Gạo vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong bão dịch Covid-19 khi doanh nghiệp tiếp tục có nhiều đơn hàng sang các thị trường đòi hỏi cao về chất lượng. Nỗ lực nâng cao chất lượng trong nhiều năm qua đã mang lại kết quả khả quan cho xuất khẩu mặt hàng này thời gian gần đây.
Ngày 26-1, báo chí Thái Lan cho biết Chính phủ nước này đã đặt mục tiêu trong năm 2021 sẽ xuất khẩu được 6 triệu tấn gạo, cao hơn một chút so với con số 5,72 triệu đã được xuất đi trong năm 2020 vừa qua.
Gạo đang là một trong số ít những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương trong nhóm nông sản. Đáng chú ý, giá trị gạo xuất khẩu đang tăng cao, giúp gạo Việt ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường.
Theo các số liệu thống kê, trong sáu tháng đầu năm nay, Campuchia xuất khẩu hàng hóa trị giá 7,718 tỷ USD, tăng 15,4% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số lượng lúa, gạo xuất khẩu tăng lên đáng kể.
Ngày 22-4, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cảnh báo, lĩnh vực xuất khẩu gạo của nước này có thể sẽ giảm liên tục do chính sách hiện tại thiếu tính liên tục và không có chiến lược phát triển dài hạn.