Giới chuyên gia Thái Lan cảnh báo, ngành sản xuất gạo của nước này có nguy cơ cao phải đối mặt rào cản thuế quan của Mỹ. Chính phủ Thái Lan đang tìm cách hợp tác với Việt Nam để có giải pháp hạn chế tình trạng giá gạo giảm hiện nay.
Ngày 7/3, tại thành phố Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long về công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đầu năm 2025.
Với những kết quả tích cực đạt được trong năm 2024, thị trường Philippines tiếp tục hứa hẹn là một điểm đến quan trọng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2025, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại song phương phát triển bền vững.
Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 23% về giá trị so với năm 2023. Để giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh giá gạo giảm và cạnh tranh gia tăng giữa các nguồn cung, các doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, trong năm 2024, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 của Singapore, lần đầu tiên duy trì vị này trong 12 tháng liên tiếp.
Trung Quốc từng là một trong những thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam, song xuất khẩu gạo sang thị trường này đang bị cạnh tranh khốc liệt khiến kim ngạch sụt giảm. Vậy để giữ được thị trường truyền thống, các nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì?
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng năm 2024 đạt 56,74 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.Với kết quả đạt được, kim ngạch xuất khẩu đã vượt mục tiêu đề ra 54-55 tỷ USD cho cả năm 2024, và đang tự tin để hướng tới kỷ lục mới 60 tỷ USD…
Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, đến cuối tháng 10/2024, gạo Việt Nam tiếp tục giữ vị thế chủ lực khi xuất khẩu vào thị trường Philippines, chiếm gần 80% lượng gạo nhập khẩu của quốc gia này.
Sản xuất lúa năm 2024 ở các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù gặp nhiều điều kiện bất lợi như hạn hán, xâm nhập mặn ở vụ đông xuân 2023-2024; mưa lớn, dông lốc cuối vụ hè thu, đầu vụ thu đông, song vẫn đạt được kết quả tốt khi năng suất, sản lượng đều tăng so với năm 2023.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, cuối tháng 9 vừa qua, Ấn Độ đã chính thức gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường (phi basmati), kèm theo điều kiện giá sàn xuất khẩu là 490 USD/tấn. Quyết định này sẽ có tác động lên thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng thời gian tới.
Tại Nhật Bản, gạo là loại lương thực chính, với mức tiêu thụ khoảng 7 triệu tấn/năm. Song, nhu cầu giảm thời gian qua trong bối cảnh dân số giảm và thói quen ăn uống của nhiều người thay đổi sang các thực phẩm thay thế khiến lượng gạo dự trữ của Nhật Bản ghi nhận trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo và rau quả của Việt Nam cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 diễn ra khá thuận lợi và đạt được nhiều kết quả tích cực. Xuất khẩu gạo và rau quả tăng cả về lượng và giá trị.
Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.
Xuất khẩu gạo lọt vào tốp những mặt hàng nông nghiệp có mức tăng trưởng cao và đạt trên 1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm. Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam hiện nay là Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore…; trong đó, Philippines chiếm hơn 38% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo loại 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện duy trì ở mức dưới 580 USD/tấn - mức thấp kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, một số thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam cũng đang có xu hướng giảm nhập khẩu hoặc đa dạng hóa nguồn cung, đòi hỏi ngành lúa gạo cần sớm có định hướng mới trong vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ.
Những năm qua, nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sản xuất, xuất khẩu lúa gạo. Ngành hàng lúa gạo đang đứng trước nhiều cơ hội và không ít thách thức. Việc cơ cấu lại nhằm bảo đảm phát triển chuỗi giá trị lúa gạo trách nhiệm, bền vững là vấn đề cấp thiết giúp nâng tầm giá trị lúa gạo Việt trên thị trường thế giới.
Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt mức kỷ lục 8 triệu tấn, trị giá khoảng 4,5 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu do nhu cầu gạo trên toàn cầu tăng cao. Đây là cơ hội lớn để ngành lúa gạo chuyển mình, vươn lên nắm giữ vai trò chi phối thị trường thế giới cả về sản lượng, chất lượng và giá trị.
Ngoài những thị trường truyền thống và trọng điểm như Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ… nông, lâm, thủy sản Việt Nam đang được xúc tiến xuất khẩu sang các quốc gia khu vực Trung Đông và châu Phi. Gạo, cà-phê, thủy sản là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam vào thị trường này.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang ở neo ở mức rất cao. Tuy nhiên, chỉ những doanh nghiệp bảo đảm được chuỗi cung ứng lúa gạo bền vững mới có thể tận dụng được tốt nhất cơ hội thị trường này.
Lúa gạo là mặt hàng đang mang lại kỳ vọng lạc quan về xuất khẩu trong bối cảnh lạm phát tăng cao đặt ra nhiều rủi ro với kinh tế toàn cầu. Hiện nay, một số quốc gia vẫn đang thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo, tạo ra khoảng trống thị trường cho gạo Việt Nam. Tận dụng cơ hội xuất khẩu, mang lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Sau hàng loạt lệnh cấm xuất khẩu gạo từ các quốc gia như Ấn Độ, Nga, UAE, và mới đây Myanmar cũng đưa ra thông tin sẽ tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo trong 45 ngày kể từ ngày 1/9, giá gạo Việt Nam đã tăng “nóng”.
Tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động mạnh đến nguồn cung sản lượng gạo, gây lo ngại về các vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia khi tình trạng lạm phát chưa được cải thiện.
Giá gạo tăng đột biến đã đẩy nguyên liệu đầu vào của sản phẩm chế biến từ gạo như bún, phở, mì, hủ tiếu… tăng theo. Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chật vật vừa tìm nguồn cung gạo, vừa cố gắng kiềm giữ giá trong khó khăn.