

#Emmanuel Macron
Có 21 kết quả
Kết thúc cuộc bầu cử tổng thống Pháp, thắng lợi đã thuộc về ông Emmanuel Macron. Tuy nhiên, điều khá khó hiểu là cử tri đất nước hình lục lăng lại không ủng hộ đảng cầm quyền chiếm đa số ghế tại Quốc hội. Việc này báo hiệu một nhiệm kỳ không yên ả của ông chủ Điện Élysée.
Ngày 27/4, Hội đồng Hiến pháp Pháp đã xác nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống. Theo đó, ông Emmanuel Macron chính thức tái đắc cử nhiệm kỳ hai. Trong những tháng tới, ông Emmanuel Macron sẽ phải giải quyết nhiều hồ sơ quan trọng cả về đối nội và đối ngoại.
Từ 8 giờ sáng 24/4 (theo giờ địa phương), các điểm bỏ phiếu tại Pháp đã mở cửa để đón khoảng 48,7 triệu cử tri đến bỏ phiếu trong vòng hai của cuộc bầu cử Tổng thống. Các cử tri sẽ lựa chọn ông Emmanuel Macron hoặc bà Marine Le Pen làm người lãnh đạo đất nước trong 5 năm tới.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ Pháp, tỷ lệ đi bỏ phiếu tính đến 12 giờ trưa (giờ địa phương) đạt 26,41%, cao hơn so với vòng một vào ngày 10/4 (25,48%) và thấp hơn năm 2017 (28,23%).
Trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình tối 20/4, hai ứng cử viên Emmanuel Macron và Marine Le Pen đã tranh luận quyết liệt để bảo vệ cương lĩnh tranh cử. Kết quả thăm dò ý kiến của khán giả và phân tích của các chuyên gia cho thấy ông Emmanuel Macron đã bảo vệ cương lĩnh tranh cử tốt hơn đối thủ.
Tối nay, 20/4, hai ứng cử viên Emmanuel Macron và Marine Le Pen sẽ tranh luận trực tiếp trên truyền hình về các vấn đề đối nội và đối ngoại để thuyết phục cử tri ủng hộ. Đây là sự kiện quan trọng nhất trong cuộc vận động tranh cử cho vòng hai diễn ra vào ngày 24/4.
Theo kết quả sơ bộ của vòng 1 bầu cử Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen dẫn đầu và lọt vào vòng 2 diễn ra vào ngày 24/4, như kịch bản năm 2017. Ngay trong tối 10/4, nhiều ứng cử viên của cả cánh tả và hữu kêu gọi cử tri dồn phiếu cho ông Emmanuel Macron.
Ngày mai (10/4), khoảng 48,7 triệu cử tri Pháp đi bỏ phiếu vòng một bầu cử tổng thống để lựa chọn người lãnh đạo nước Pháp trong 5 năm tới.
Bà Le Pen đang thu hẹp dần khoảng cách với Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron, báo trước một cuộc chạy đua tranh cử quyết liệt có thể xảy ra giữa hai nhân vật này vào tháng tới.
Ngày 3/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gửi thư tới toàn thể người dân Pháp để thông báo quyết định tái tranh cử và khẳng định quyết tâm cũng như khả năng đưa đất nước vượt qua những thách thức trong nhiệm kỳ vừa qua và tiếp tục các chính sách cải cách để nước Pháp phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.
Ngày 9/12, phát biểu trong một cuộc họp báo tổ chức tại Điện Élysée, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trình bày chi tiết các mục tiêu và tham vọng của nước này khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng, từ ngày 1/1/2022.
Ngày 29-4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo lộ trình gồm bốn giai đoạn từ 3-5 đến 30-6 để nới lỏng các hạn chế chống dịch Covid-19 và khôi phục dần hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. Cùng ngày Pháp ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể virus ở Ấn Độ.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Al Jazeera của Qatar mới đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng ông hiểu rõ người Hồi giáo có thể bị sốc bởi những bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed. Dù vậy ông không chấp nhận sự phản đối bằng hành động bạo lực.
Trong mấy ngày qua, quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ rất căng thẳng liên quan đến các phát ngôn của Tổng thống hai nước về vấn đề tôn giáo. Ngày 25-10, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ song phương, Pháp đã triệu hồi đại sứ của nước này.
Ngày 20-10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định quyết tâm tăng cường các biện pháp cứng rắn chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Thông báo này được đưa một ngày trước khi người đứng đầu nhà nước Pháp chủ trì buổi tưởng niệm giáo viên bị giết hại ở ngoại ô Paris.