Công tác dân vận chính quyền và thực hiện dân chủ đóng vai trò quan trọng trong công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng. Từ kết quả đạt được qua những dự án, công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua cho thấy sự chung tay của công tác dân vận tại địa phương với tinh thần "mở đường" đã khẳng định hiệu quả thực hiện đối với các dự án, công trình trọng điểm.
Mặc dù đã khởi công được gần một năm, nhưng một trong những dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội tiến độ vẫn rất chậm. Nguyên nhân chính vẫn là khó khăn về giải phóng mặt bằng, đòi hỏi chính quyền các địa phương phải vào cuộc quyết liệt hơn.
Không ít dự án giao thông trọng điểm tại Hà Nội, thậm chí có những dự án đã triển khai hơn 10 năm, vẫn đang bị ách tắc tiến độ mà nguyên nhân chính là gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Thậm chí, một số vị trí đã giải phóng mặt bằng lại xuất hiện tình trạng tái lấn chiếm, gây khó khăn trong quản lý.
Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trọng điểm quốc gia - đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường tỉnh 830E - công trình trọng điểm của tỉnh; dự án tạo quỹ đất sạch 100ha phát triển đô thị và khu tái định cư cho những hộ dân ảnh hưởng từ 3 dự án trên, ngày 12/3, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được đã làm việc với các sở, ngành, huyện Bến Lức và nhà đầu tư các công trình trọng điểm.
Phát triển vùng Ðông Nam Bộ bảo đảm thống nhất với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cả nước, phải là vùng phát triển năng động, giữ vai trò quan trọng trong liên kết và thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế khác; với mục tiêu này, tham vấn quy hoạch vùng Ðông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được bộ, ngành và Chính phủ quan tâm thực hiện, nếu thông qua sẽ là cơ sở cho các địa phương bắt tay hành động...
Lãi suất ngân hàng giảm, nhiều dự án đã hoàn thiện được thủ tục pháp lý, hạ tầng giao thông đang được đẩy mạnh đầu tư… là những bệ đỡ tích cực cho thị trường bất động sản. Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, năm 2024, thị trường bất động sản sẽ hồi phục.
Bằng nhiều giải pháp cụ thể, nhất là sự chủ động và quyết liệt từ việc lên kế hoạch đến triển khai trên thực tế, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã thực hiện hiệu quả công tác giải ngân vốn đầu tư công, từng bước xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông của Thủ đô.
Sáng 19/7, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Ngày 18/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức động thổ xây dựng dự án thành phần 1 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1 và dự án thành phần 3 thuộc dự án đường Vành đai 3-Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau một năm Quốc hội ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư thực hiện dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố sẽ chính thức tổ chức khởi công xây dựng tuyến đường này đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18/6, khi bốn địa phương có tuyến đường đi qua, đạt tỷ lệ bàn giao mặt bằng hơn 80%, cao hơn tiến độ cam kết.
Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 30/5, 3 trong 4 địa phương có đất thu hồi đầu tư xây dựng Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi đều có tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt từ 70% đến hơn 90% .
Dự án đường vành đai 3 đi qua bốn tỉnh, thành phố trọng điểm phía nam được xác định là động lực, giải quyết kết nối giao thông liên vùng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội toàn vùng Đông Nam Bộ. Với gần 2/3 chiều dài nằm trên địa bàn, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh xem đây là dự án kiểu mẫu trên nhiều phương diện, trong đó đền bù giải phóng mặt bằng là thành phần quan trọng được các đơn vị, chính quyền cơ sở vận dụng những cách làm sáng tạo, tâm huyết, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Nhằm tạo đà phát triển cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Trung ương đã triển khai các dự án đường vành đai 3, vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh; cao tốc Long Thành-Dầu Giây đi qua tỉnh Long An.
Để kịp thời bàn giao 90% khối lượng mặt bằng phục vụ thi công Dự án trọng điểm vành đai 3 trước tháng 6 năm nay, thành phố Thủ Đức và 3 địa phương của Thành phố Hồ Chí Minh đang dồn sức cho công tác đền bù, tái định cư với diện tích đất thu hồi của dự án là 410ha.
Để khởi công xây dựng đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 6 tới theo Nghị quyết của Chính phủ, các địa phương đang dốc sức thực hiện giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phê duyệt dự án xây lắp. Đến thời điểm này, bốn tỉnh, thành phố thực hiện dự án đều cam kết bảo đảm tiến độ giải phóng mặt bằng. Điều quan tâm nhất là cung cấp đủ vật liệu xây dựng cho việc làm cung đường chiến lược phía nam này.
Sáng 26/2, thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 24/2/2023 về phê duyệt dự án thành phần 3 đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Đồng Nai thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đã được Chính phủ quyết nghị triển khai và giao 4 tỉnh, thành phố thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư các dự án thành phần. Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu cụ thể kế hoạch triển khai, mốc tiến độ tổ chức thi công bắt đầu từ cuối tháng 6 tới, phấn đấu hoàn thành vào cuối tháng 6/2026.
Ngày 3/2, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được cùng đoàn đi khảo sát thực địa dự án đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, các công trình giao thông trọng điểm của tỉnh, làm việc với địa phương Bến Lức, Đức Hòa có công trình giao thông trọng điểm quốc gia đi qua và công trình giao thông trọng điểm của tỉnh kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có Văn bản số 6502/SGTVT-QLKCHTGT về việc đề xuất điều chỉnh phương án phân luồng bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công gói thầu số 2 dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, thành phố Hà Nội trên đường Nguyễn Xiển.
Ngày 27/10, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho biết vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho tỉnh giai đoạn 2023-2025 từ 45% lên 51%.
Bốn địa phương có dự án đường Vành đai 3 đi qua đã tham gia ký giao ước thi đua thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các sở, ngành liên quan chiều 16/10.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội vừa có báo cáo và đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất xây dựng một số hầm chui qua đường Vành đai 3 để phát huy hiệu quả đầu tư, tăng cường tính kết nối các tuyến đường, giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
Chiều 4/9, ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, dòng người trở lại thành phố tăng đột biến, khiến một số tuyến đường cửa ngõ vào Hà Nội ùn tắc kéo dài.
Bày tỏ nhất trí cao với chủ trương đầu tư 2 tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu Quốc hội kiến nghị nhiều giải pháp nhằm sớm đưa 2 dự án vào triển khai thực hiện, đáp ứng yêu cầu và mong mỏi của cử tri, nhân dân cả nước.
Ngày 19/5, đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về Dự án đường Vành đai 3 và khảo sát thực địa dự án này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy triển khai các dự án đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, đường vành đai 3 và đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng 26/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố đã kiểm tra phương án phân luồng giao thông tại đường Vành đai 3.