Lực lượng chức năng lập chốt bảo đảm an toàn giao thông và phục vụ việc khắc phục sự cố cầu phao Ninh Cường.

Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa ở Nam Định

Đêm 11/9, cầu phao Ninh Cường trên tuyến Quốc lộ 37B, nối hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) bị sự cố do nước lũ. Ngay khi nhận tin báo, đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra, chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả; đồng thời yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh tăng cường bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa; tuyệt đối bảo đảm an toàn cho người dân.
Cán bộ Đội Cảnh sát đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tuyên Quang tuyên truyền luật an toàn giao thông đường thủy đến người dân.

Tuyên Quang tăng cường bảo đảm an toàn giao thông đường thủy mùa mưa bão

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa mưa bão, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy rất lớn, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tuyên Quang đã chủ động phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, triển khai các giải pháp, phương án nhằm ứng phó hiệu quả và hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.
Biểu diễn thuyền rồng tại Lễ hội sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh khai thác tiềm năng du lịch đường thủy

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị sông nước với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt bao quanh. Những dòng chảy hiền hòa tạo nên cảnh giao thương nhộn nhịp trên bến dưới thuyền đặc trưng của vùng đất này. Cùng với đó, những trầm tích văn hóa ở đôi bờ sông là lợi thế lớn cho thành phố trong việc khai thác du lịch đường thủy, góp phần tạo sức bật mới trong phát triển du lịch ở thành phố mang tên Bác.
Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thuỷ tăng cường tuần tra, kiểm soát trên khu vực sông Hồng.

Quy định về tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy

Thông tư số 36/2023/TT-BCA quy định về xây dựng, triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát; tiến hành tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy nội địa, vùng nước ngoài phạm vi luồng, vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải thuộc nội thủy, vùng nước cảng biển và luồng hàng hải nơi phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động và xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.
Cán bộ Đội Cảnh sát giao thông đường thủy tuyên truyền chủ phương tiện trên địa bàn thị xã Mường Lay biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy.

Điện Biên bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa

Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy. Cùng với đó, ý thức chấp hành pháp luật giao thông thủy nội địa của người dân cũng ngày càng được nâng lên.
Tuyến buýt đường sông Sài Gòn Waterbus thu hút đông đảo du khách. (Ảnh THẾ ANH)

Phát huy thế mạnh giao thông đường thủy

Thành phố Hồ Chí Minh có gần 1.000km đường thủy địa phương và quốc gia cùng với luồng tuyến có sẵn, được đánh giá là tiềm năng sông nước rất lớn, thế mạnh phát triển các loại hình du lịch, giao thông đi lại. Song, để góp phần phát triển hệ thống đường thủy xứng tầm thì cần phải có nhiều “cú huých” về cơ chế chính sách, quy hoạch mới thật sự vực dậy được tiềm năng vốn có.
Tuyến du lịch đường thủy từ Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đến Khu du lịch Vàm Sát (huyện Cần giờ) thu hút du khách tham quan.

Thành phố Hồ Chí Minh thiếu hạ tầng, bến bãi phát triển du lịch đường thủy

Nhiều ý kiến xác đáng, hiến kế cụ thể được các địa phương, sở, ngành, doanh nghiệp chia sẻ tại tọa đàm về phát triển vận tải hành khách, du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 do Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 6/7.
Lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn đối với nhân viên đường sắt.

Kiểm soát nồng độ cồn trên tất cả các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy

Cục Cảnh sát giao thông vừa ban hành Kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển phương tiện giao thông, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và công nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn”.
Du khách tham quan huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường thủy.

Đầu tư bến bãi, phát triển hạ tầng ven sông để phát triển du lịch đường thủy

Sáng 14/12, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị về phát triển vận tải hành khách kết hợp du lịch bằng đường thủy trên địa bàn thành phố. Nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp kinh doanh đều mong muốn Thành phố phải đầu tư hoàn thiện bến bãi hạ tầng, hoàn thiện quy hoạch và có chính sách hấp dẫn khuyến khích doanh nghiệp hoạt động du lịch.