Bãi trước thành phố Vũng Tàu - địa điểm tắm biển hấp dẫn với khách du lịch. (Ảnh VŨ TÂN)

Nâng mức độ hài lòng của khách du lịch từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Trong hoạt động du lịch, sự hài lòng của khách không chỉ là thước đo đánh giá chất lượng dịch vụ, mà còn là cơ sở để xây dựng hình ảnh, thương hiệu điểm đến. Vì thế, nâng cao sự hài lòng của du khách là mục tiêu, cũng là giải pháp để phát triển du lịch Việt Nam bền vững.
Tứ tấu Bond trong tà áo dài lụa Việt.

Văn hóa, phong cảnh Việt Nam đẹp ngỡ ngàng trong “Bond Live in Việt Nam”

Tại "Good Morning Vietnam" mùa 2 với “Bond Live in Vietnam”, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, ánh sáng sân khấu đã làm âm nhạc của Bond thăng hoa và bùng nổ. Những tràng pháo tay liên tục vang lên trong khán phòng Trung tâm Hội nghị Quốc gia khi văn hóa truyền thống và phong cảnh Việt Nam hòa quyện trong các nhạc phẩm nổi tiếng thế giới. 
Trao chứng nhận cho các học viên.

Bế giảng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Chiều 4/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) cùng các đơn vị liên quan tổ chức Lễ bế giảng Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024.
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. (Ảnh chụp màn hình)

Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam-Nhật Bản về cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa

Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch Việt Nam-Nhật Bản lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11/2023, ngày 2/10, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Giao thông và Du lịch Nhật Bản tổ chức hội thảo du lịch Việt Nam- Nhật Bản lần thứ hai tại Tokyo, Nhật Bản với chủ đề: "Cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn tại các điểm di sản văn hóa - Việt Nam và Nhật Bản hướng tới phát triển du lịch bền vững".
Lần thứ 6 liên tiếp Vườn Quốc gia Cúc Phương được vinh danh là "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á". (Ảnh: TRUNG HIẾU)

World Travel Awards 2024: Một mùa giải "bội thu" của du lịch Việt Nam

Nhìn lại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards 2024) diễn ra tại thủ đô Manila, Philippines vừa qua, có thể thấy rằng, du lịch Việt Nam đã, đang ghi nhiều dấu ấn đối với khách du lịch trong và ngoài nước khi nhiều điểm đến, địa phương, dịch vụ tham quan và lữ hành của nước ta xuất sắc được gọi tên ở nhiều hạng mục du lịch hàng đầu châu Á.

Ấn Độ là một trong những thị trường khách tiềm năng của du lịch Việt Nam. Ảnh: Vietravel

Khai phá thị trường mới cho ngành du lịch

Theo kế hoạch, từ ngày 27/8 đến hết ngày 7/9, Tập đoàn Vietravel sẽ đón tiếp và phục vụ đoàn khách gồm 4.500 người đến từ một tập đoàn dược phẩm lớn của Ấn Độ. Vị tỷ phú sáng lập cũng tham gia cùng các nhân viên tập đoàn và đây sẽ là một kỷ lục mới của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp đang xúc tiến mở rộng cơ hội phát triển đến các thị trường mới.
Một cảnh trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh". (Ảnh internet)

Hồng Kông (Trung Quốc) tài trợ 8 dự án phim cho các nước châu Á

Mới đây, trong buổi gặp gỡ công bố chương trình tài trợ hợp tác làm phim giữa các nhà làm phim Hồng Kông (Trung Quốc) với các nhà làm phim Việt Nam, ông Gary Mak, đại diện Cơ quan Phát triển ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo Hồng Kông(CCIDA) cho biết, Hồng Kông mong muốn trao đổi hợp tác sản xuất phim ảnh với các đối tác châu Á, trong đó có Việt Nam.
Du khách trải nghiệm tour du lịch nông nghiệp xanh tại Long Biên, Hà Nội.

“Xanh” hóa du lịch Việt Nam

Tổ chức Du lịch thế giới (UN Tourism) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã chỉ rõ sáu thách thức lớn mà du lịch toàn cầu phải đối mặt, đó là: Các vấn đề năng lượng và hiệu ứng nhà kính; tiêu dùng nước; quản trị rác thải và chất lượng nước; đa dạng sinh học; sự suy giảm đa dạng sinh học; quản trị xây dựng và đa dạng văn hóa.
Quý I/2024, du lịch Việt Nam trở lại đà phát triển khi lượng khách quốc tế và nội địa đều tăng trưởng mạnh mẽ. Ảnh: NGỌC KHÁNH

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.
Việt Nam có nhiều lợi thế để thu hút dòng khách du lịch hạng sang. (Ảnh DINH NGUYỄN)

Có nên định vị Việt Nam là điểm đến du lịch giá rẻ?

Thời gian qua, du lịch Việt Nam đã tạo được lợi thế cạnh tranh về giá khi liên tục xuất hiện trong danh sách những điểm đến giá rẻ nhất thế giới do các tổ chức, đơn vị quốc tế bình chọn. Song, có nên định vị Việt Nam là điểm đến du lịch giá rẻ để tăng cường khả năng hút khách không lại là câu chuyện khác.
Không gian văn hóa vùng cao và hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, du lịch là điểm nhấn nổi bật trong chuỗi các hoạt động thuộc sự kiện Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban Điện Biên 2024. Ảnh: ĐĂNG KHOA

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng từ văn hóa bản địa

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp từ trung ương đến địa phương cùng sự vào cuộc quyết liệt của toàn ngành, du lịch Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả ấn tượng, với sự tăng trưởng về lượng khách ở cả thị trường nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, sự phát triển của ngành kinh tế xanh Việt Nam vẫn chưa tương xứng tiềm năng, còn nhiều hạn chế cần khắc phục, đặc biệt trong khâu xây dựng sản phẩm.
Du khách tham gia hoạt động nhặt rác trên bãi biển do khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Van Bay tổ chức. (Ảnh UYÊN NGUYỄN)

Xanh hóa bản đồ du lịch Việt Nam

Du lịch phát triển, thách thức đối với khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường càng lớn, thì yêu cầu tăng trưởng xanh, bền vững càng cần đặt lên hàng đầu. Đây không chỉ là đòi hỏi tất yếu đối với sự phát triển nội tại du lịch, mà còn là xu hướng và định hướng phát triển của ngành kinh tế xanh Việt Nam.