Một trong những tín hiệu vui của du lịch Quảng Ninh là hơn nửa đầu năm 2024, dòng khách quốc tế tăng mạnh trở lại so với cùng kỳ năm 2023, thậm chí ngay cả những giai đoạn thấp điểm của du lịch quốc tế nhưng lượng khách đến với Quảng Ninh vẫn tăng.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Ðộ S.Jaishankar vừa có chuyến công du ba nước Ðông Nam Á là Singapore, Philippines và Malaysia. Chuyến thăm phản ánh sự coi trọng của Ấn Ðộ đối với ASEAN, góp phần xây dựng mối quan hệ khăng khít hơn giữa Ấn Ðộ với khu vực phát triển năng động này và cụ thể hóa chính sách "Hành động hướng Ðông" mà New Delhi lâu nay theo đuổi.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch quốc tế đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023, với mức doanh thu đạt hơn 90% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19. Song, khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ phục hồi ở mức 62%, trong đó Ðông Nam Á phục hồi 70% do chính sách chậm mở cửa của một số quốc gia sau đại dịch.
Những năm qua, nhất là năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Ðối tác chiến lược, Việt Nam và Indonesia đã đạt được nhiều thành tựu hợp tác trên cả bình diện song phương và đa phương.
Tiếp theo chuyến thăm làm việc tại Thụy Ðiển, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã dẫn đầu Ðoàn đại biểu Ðảng ta thăm và làm việc tại Phần Lan từ ngày 2 đến 4/11.
Học giả người Indonesia Veeramalla Anjaiah nhận định, chuyến thăm chính thức Indonesia và dự Ðại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Ðông Nam Á lần thứ 44 (AIPA-44) của Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ và Ðoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng và mang tính chiến lược.
Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng đại biểu nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Ðại hội đồng liên Nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ dự Ðại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Các nền kinh tế Ðông Nam Á đã lâm cảnh khó khăn trong thời gian dài do đại dịch Covid-19 cùng tác động tiêu cực từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng và giá dầu tăng đẩy lạm phát lên cao. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, các nền kinh tế khu vực đã thấy "ánh sáng cuối đường hầm" và sẽ có triển vọng tích cực hơn từ năm 2023.
Cùng xu thế "sống chung với Covid-19" trên toàn cầu, các quốc gia Ðông Nam Á đang tích cực chuẩn bị bước vào giai đoạn bình thường mới, vừa chống dịch, vừa mở cửa nền kinh tế. Theo đó, việc đoàn kết phối hợp giữa các thành viên ASEAN sẽ có ý nghĩa quyết định giúp các nước vượt qua dịch bệnh trong giai đoạn này.