Thi công cầu vượt tuyến cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng (đoạn qua địa phận Cần Thơ)

Cần Thơ phấn đấu giải ngân 95% vốn đầu tư công

Năm 2025 , thành phố Cần Thơ được giao vốn đầu tư công đạt từ 95% trở lên. Tuy nhiên, qua đánh giá thì tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hiện nay của Cần Thơ còn thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra. Vì vậy, Thành ủy Cần Thơ đã yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nếu các dự án giải ngân chậm sẽ có hình thức xử lý phù hợp đối với người đứng đầu đơn vị.
Tỉnh Quảng Ngãi nỗ lực đẩy nhanh thi công dự án trọng điểm đường Hoàng Sa-Dốc Sỏi.

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm

Đến cuối tháng 3/2025 tỉnh Quảng Ngãi đã giải ngân khoảng 387 tỷ đồng, đạt 7,3% kế hoạch. Hiện tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung nguồn lực, giải pháp thực tế, tập trung tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án để giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định. (Ảnh: THANH GIANG)

Bình Định cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Chiều 22/3, tại thành phố Quy Nhơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương. 
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cắm mốc và giao ranh dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài. (Ảnh: QUÝ HIỀN)

TP Hồ Chí Minh xử lý trách nhiệm 18 quận, huyện và Ban quản lý không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được vừa có kết luận, chỉ đạo lãnh đạo 11 quận, huyện và 7 Ban quản lý dự án thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm; đồng thời có chế tài và thực hiện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn và không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2

Sáng 5/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm, tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị quyết 25 của Chính phủ, các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, tình hình tiêu thụ lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long... Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Quang cảnh buổi họp báo.

Quy mô nền kinh tế của tỉnh Thái Bình đứng thứ 23 trong cả nước

Nhiều điểm sáng, nhiều ý tưởng và khát vọng phát triển của tỉnh Thái Bình được trao đổi, chia sẻ với các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương trong chương trình họp báo thông tin về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, mục tiêu năm 2025 và công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Tỉnh Thái Nguyên đang dốc sức để đến 31/1/2025 giải ngân hết kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024.

Thái Nguyên dốc sức giải ngân vốn đầu tư công

Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, trong khi thời gian từ nay đến hết năm tài chính 2024 không còn nhiều, các cấp, các ngành, đơn vị được giao vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang dốc sức triển khai các giải pháp giải ngân hết nguồn vốn Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn vốn của tỉnh đạt cao nhất.
Ảnh: THẾ BÌNH

Thái Nguyên đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công

Trước tình trạng giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2024 đạt thấp, chậm đưa công trình vào sử dụng, tồn đọng vốn, ảnh hưởng đến các ngành khác và việc làm của xã hội, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, phấn đấu giải ngân hết vốn đầu tư công trong năm nay.
Bình Thuận tăng vốn ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Bình Thuận nỗ lực thu, chi ngân sách

Tính đến ngày 19/11, tỉnh Bình Thuận đã giải ngân vốn đầu tư công được gần 60%. Ở chiều ngược lại, tỉnh thu nội địa 10 tháng đầu năm đạt 7.804 tỷ đồng, bằng 86,67% dự toán. Thành quả trên là nhờ tỉnh đã chuyển ngân sách sang các dự án đang cần nguồn vốn; cùng với đó, ngành thuế đã tăng cường giải pháp để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Thi công đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn huyện Long Thành.

Đồng Nai nỗ lực “chạy đua” từng ngày giải ngân vốn đầu tư công

Chỉ còn gần 3 tháng nữa để thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024. Đang ở giai đoạn gấp rút, chính quyền tỉnh Đồng Nai tăng tốc, quyết liệt đẩy mạnh đồng bộ các giải pháp, phấn đấu giải ngân số vốn đạt ít nhất 95% kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao. Thời gian còn lại chỉ tính bằng ngày, nhưng lượng vốn cần giải ngân còn rất lớn, do đó, xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành trong tỉnh hiện nay.
Nhiều công trình lớn tại Cà Mau đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Cà Mau.

Cà Mau đôn đốc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị chức năng có liên quan, chủ đầu tư và chính quyền các địa phương trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án, phấn đấu đến cuối năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của năm đạt từ 95% trở lên theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thông xe 1 nhánh hầm chui Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: QUÝ HIỀN)

Thành phố Hồ Chí Minh “nhận diện” 5 nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công rất chậm

Ngày 16/10, báo cáo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, có 5 nguyên nhân tác động khiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp, chưa đạt yêu cầu. Từ đó, kiến nghị Trung ương tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện hỗ trợ cho việc thúc đẩy giải ngân tại thành phố.
Quang cảnh hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 17 (khóa XI).

Tỉnh ủy Đồng Nai bàn giải pháp “trả nợ” những chỉ tiêu chưa đạt

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 17 (khóa XI) được tổ chức cả ngày 10/10 để rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ từ đầu năm 2024 và từ đầu nhiệm kỳ đến nay đạt thấp, phân tích làm rõ nguyên nhân, trên cơ sở đó, kiến nghị, đề xuất các giải pháp mới, đột phá và cho ý kiến về các nội dung thuộc thẩm quyền liên quan công tác cán bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (Ảnh: Trần Hải)

Tranh thủ thời cơ, hoàn thành thắng lợi mọi chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024

Sáng 7/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia...; đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới…
Dự án đường ven sông Đồng Nai là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Đồng Nai chậm tiến độ do vướng công tác giải phóng mặt bằng.

Đồng Nai tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Tại hội nghị giao ban các dự án trọng điểm trên địa bàn vào ngày 11/9, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhận diện 6 nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân các công trình chậm so với kế hoạch đề ra. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị nếu cuối năm địa phương nào để dự án trọng điểm tồn nhiều vốn đầu tư sẽ hạ một bậc thi đua đối với Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.