Chiều 15/3/1975, phía địch, theo lệnh của tướng Phú, lực lượng ở Tây Nguyên tổ chức rút quân từ Kon Tum và Pleiku về đồng bằng. Cùng ngày, quân địch đổ quân gồm Trung đoàn 24 và sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn 23 xuống Phước An.
Hơn 200 tác phẩm mỹ thuật đa dạng về thể loại và chất liệu của cố họa sĩ Lê Lam được giới thiệu đến công chúng trong triển lãm "Mùa xuân bất diệt" diễn ra vào chiều 14/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Hướng tới 50 năm Ngày giải phóng (23/3/1975-23/3/2025), tỉnh Bình Phước sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, chương trình nghệ thuật gắn với văn hóa, con người Bình Phước.
Sáng 14/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức khai mạc 3 triển lãm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Gia Lai (16/3). Đây là các hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền nam (30/4) của tỉnh.
Ngày 14/3/1975, tại mặt trận Tây Nguyên, Tiểu đoàn 21 giải phóng Bản Đôn, tiểu đoàn 6 đánh chiếm Chư M’nga và Trung đoàn 149 được tăng cường 1 đại đội xe tăng tổ chức tiến công căn cứ Trung đoàn 53 ngụy. Phía quân địch, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay ra Nha Trang thị sát và quyết định rút toàn bộ lực lượng ở Tây Nguyên.
Vào dịp Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, đánh thẳng vào hầu hết các thành phố, thị xã, căn cứ quân sự của Mỹ ngụy trên toàn miền nam, giành lấy thắng lợi quan trọng. Thắng lợi này đã tạo nên bước ngoặt chiến lược cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; thể hiện sự sáng tạo trong điều hành chiến tranh của Đảng.
Chiều 13/3, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng Tiểu ban diễu binh, diễu hành kiểm tra hợp luyện các lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025).
Ngày 13/3, tại huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Dầu Tiếng đã tổ chức Họp mặt truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Dầu Tiếng (13/3/1975-13/3/2025).
Ngày 13/3/1975, tại mặt trận Tây Nguyên, Trung đoàn 148 đánh chiếm ấp chiến lược Châu Sơn; Trung đoàn 64 giải phóng Buôn Hồ, Chư Pao, Đạt Lý. Cùng ngày, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tiêu diệt 9 chốt địch trên Đường 19 rồi tiếp tục phát triển về Vườn Xoài, tiếp tục cắt Đường 19.
Tối 12/3, tại quảng trường Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945-11/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (24/3/1975-24/3/2025) với chủ đề “Quảng Ngãi-Đất Mẹ anh hùng”.
Ngày 12/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến danh sách các cá nhân, xét chọn 50 cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975-2025.
Tiếp nối chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 11/3 và sáng 12/3, Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, tập huấn về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch; Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Cuộc vận động cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông.
Cách đây 50 năm, Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4/3 đến 3/4/1975 đã chính thức mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tiêu diệt và làm tan rã một lực lượng lớn quân địch, tạo bước ngoặt quyết định, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Tại mặt trận Tây Nguyên, ngày 12/3/1975, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95 đánh chiếm khu Nhà Lao; Trung đoàn 24 cùng 1 đại đội xe tăng đánh chiếm hậu cứ Trung đoàn 45 ngụy và trung tâm huấn luyện của Sư đoàn 23 ngụy; Trung đoàn 174 tiến công cụm quân địch ở cầu Xê-rê-pốc...
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Viện Phim Việt Nam chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chương trình triển lãm và chiếu phim nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử của sự kiện trọng đại này.
Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Chiến dịch chính thức bắt đầu ngày 4/3/1975 với việc tiến công Buôn Ma Thuột và đến 11 giờ trưa 11/3, quân ta đã làm chủ hoàn toàn thị xã này. Ngày 24/3, ta tiến công Củng Sơn, tiêu diệt và bắt toàn bộ quân địch ở đây, hoàn thành trận then chốt thứ ba, kết thúc chiến dịch Tây Nguyên, tạo điều kiện cho chiến dịch Huế - Đà Nẵng, mở ra bước ngoặt quyết định cho thời kỳ toàn thắng của cuộc chiến đấu giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc.
Chiến thắng Buôn Ma Thuột mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một khúc ca hùng tráng, một chiến thắng oanh liệt, là niềm vinh dự và tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của cả nước nói chung.
2 giờ sáng 10/3/1975, mở màn trận Buôn Ma Thuột, các đội đặc công của Trung đoàn 198 luồn sâu lót sẵn bất ngờ nổ súng tiến công kho Mai Hắc Đế, sân bay Hòa Bình, sân bay thị xã và hậu cứ Trung đoàn 53 ngụy, làm chủ một số mục tiêu.
Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, phim điện ảnh “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” mang đến những hình ảnh hào hùng và bi tráng về địa đạo Củ Chi anh hùng, dự kiến sẽ khởi chiếu vào tháng 4 tới. Đây là bộ phim cách mạng đầu tiên do tư nhân đầu tư thực hiện.
11 giờ 30 phút trưa 30/4/1975, cổng Dinh Độc Lập đã bị húc đổ, lá cờ của Quân Giải phóng tung bay ngay tại tổng hành dinh của chính quyền Sài Gòn trong niềm hân hoan, chờ đón của cả dân tộc. Từ đây, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam thống nhất một dải.
5 giờ 55 phút ngày 9/3/1975, trên chiến trường Tây Nguyên, Sư đoàn 10 được tăng cường đặc công, pháo binh, cao xạ, nổ súng tiến công Đức Lập - quận lỵ nằm trên đường 14, về phía tây nam thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 50km, án ngữ giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Trải qua những trận chiến ác liệt, chịu nhiều vết thương, bị bắt và tra tấn dã man, có lần đồng đội tưởng ông đã hy sinh... Trở về từ chiến trường với ba Huân chương Giải phóng, hai Huân chương Chiến công, hai lần danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, ông Ðắc sống bình dị, khiêm nhường và vẫn sẵn sàng làm bất cứ công việc gì có ích cho Ðảng, cho nhân dân.
Ngày 8/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương toàn quốc tháng 3/2025; phát động Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tự hào Việt Nam”. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dự và chỉ đạo hội nghị.
Cuối ngày 8/3, sau khi kiểm tra lại tình hình, thấy Sư đoàn 10 đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, các đơn vị khác cũng đã sẵn sàng tiến công vào thị xã, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên hạ quyết tâm: “Tiến công Đức Lập”.
Trên hướng Đức Lập, chiều 7/3, kế hoạch đánh Đức Lập đã cơ bản hoàn thành và được chỉ huy Sư đoàn 10 Mặt trận Tây Nguyên thông qua. Tại chiến trường Trị Thiên, từ ngày 5 đến 7/3, ta đẩy mạnh các hoạt động nhỏ trên khắp chiến trường.