Thời gian qua, nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã vượt qua nhiều thử thách, chứng minh được sự năng động và khả năng thích nghi với những khó khăn, biến động trên thế giới. Được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi tích cực trong nửa cuối năm 2024, châu Á-Thái Bình Dương đang khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu.
Tiếp tục đà tăng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước với giá trị tăng thêm ước đạt 9,59% so với cùng kỳ năm 2023, là mức gần cao nhất trong giai đoạn từ năm 2012 trở lại đây (chỉ sau mức tăng 9,93% của quý III/2017).
Các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến từ việc chuyển đổi nền kinh tế, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và tập trung vào các ngành công nghiệp mới mà Việt Nam có nhiều tiềm năng như chip bán dẫn.
Kết quả tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, sát với kịch bản cao đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77% so cùng kỳ; lạm phát cơ bản tăng 2,81%, thấp hơn mức CPI bình quân chung.
Hiện nay, bối cảnh thế giới có nhiều biến số nhưng vai trò của Việt Nam không ngừng được củng cố trên trường quốc tế. Đây chính là thời điểm vàng để Việt Nam thực hiện cải cách, giải quyết triệt để những vấn đề nội tại của nền kinh tế và mô hình phát triển để tạo ra các động lực tăng trưởng mới.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án về chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động để thúc đẩy và đưa năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong bối cảnh dòng chảy đầu tư toàn cầu có nhiều biến động, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực. Nguồn lực FDI cũng trở thành thành phần quan trọng của nền kinh tế và mang lại những dấu ấn tích cực, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về vấn đề này.
Chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế như thương mại, ngân hàng tài chính, du lịch, y tế giáo dục đến giải trí… góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Kinh tế số đã và đang đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Chín tháng năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt kết quả sản xuất, kinh doanh rất ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Việt Nam có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng qua thúc đẩy đầu tư công, tiêu dùng, du lịch và gia tăng đóng góp của số hóa, công nghệ cao vào GDP. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức.
Tăng trưởng kinh tế đã có xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước, nhưng tính chung chín tháng năm 2023, kết quả tăng trưởng GDP vẫn cách xa mục tiêu đề ra. Phóng viên Báo Nhân Dân đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Thống kê về vấn đề này.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam năm 2023 thống nhất cần phải “làm mới” động lực tăng trưởng cũ để khuyến khích thay đổi hành vi trong tiêu dùng, sản xuất và đầu tư.
TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, đề xuất sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia như một số quốc gia có năng suất lao động cao đã làm.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các chuyên gia góp ý thêm về chủ đề, cách thức tổ chức và nội dung, nhất là đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài trong bối cảnh 6 tháng đầu năm nay, phát triển kinh tế đang gặp khó với hầu hết các động lực tăng trưởng suy giảm.
Tình hình kinh tế-xã hội quý II/2023 đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực, nhưng tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm không đạt kỳ vọng do phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Áp lực lớn đang đặt ra cho công tác điều hành vĩ mô trong những tháng cuối năm nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Phóng viên Báo Nhân Dân trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Thống kê về vấn đề này.
Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh; khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp.
Từ năm 2006, cơ cấu dân số Việt Nam bắt đầu thay đổi tích cực, với quy mô lực lượng lao động trẻ tăng mạnh, tạo ra những "lợi tức dân số", thu hút các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, thúc đẩy nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao; đồng thời, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực.
Nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu Quốc hội thống nhất ý kiến cần khẩn trương chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công và cơ bản hoàn thành dự án đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu phát triển không chỉ cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Ngày 28/3, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin về Diễn đàn kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 (HEF 2022), với chủ đề “Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai”.
Ngày 13/3, tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương diễn ra hội nghị hợp tác, phát triển giữa 3 tỉnh, thành phố Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh giai đoạn 2022-2025.
Các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, bù đắp cho những tháng tăng trưởng thấp do giãn cách xã hội. Trọng tâm của chính sách hỗ trợ kinh tế trong năm 2022 là chính sách tài khoá và tiền tệ.
Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đồng ý áp dụng 11 nhóm chính sách đặc thù đối với Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế nhằm tạo thêm nguồn lực cho các địa phương phát triển. Việc này cũng phù hợp với các Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng phát triển 4 địa phương nêu trên.
Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế ban đêm. Đó là có nền văn hoá nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc, dân số trẻ, nhiều đô thị đang hội nhập sâu rộng.