Bạc Liêu có thế mạnh, tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản, làm muối... Sau gần 7 năm thực hiện chương trình mỗi xã ít nhất có 1 sản phẩm OCOP, hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang đẩy mạnh phát triển và nâng cao các sản phẩm OCOP, nhằm đa dạng và đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chúng tôi “theo chân” lãnh đạo tỉnh, thành phố Bạc Liêu và một số địa phương đến thăm một số xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer, vùng ven biển của tỉnh Bạc Liêu để tìm hiểu, ghi nhận không khí sản xuất đầu Xuân mới của nông dân trong tỉnh.
Tại buổi cà phê, các doanh nghiệp đã phản ánh với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh nhiều vấn đề bức xúc, vướng mắc cần tập trung giải quyết trong năm 2024. Nhất là vấn đề xây dựng các liên kết bền chặt trong sản xuất nông nghiệp để sản xuất hàng hóa lớn; đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, nuôi trồng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập và phát triển, tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh kết nối giữa các hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp đầu mối, hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh với các chủ thể OCOP của tỉnh với các địa phương.
Nói đến “tiến sĩ chân đất, bác sĩ tôm” Lê Anh Xuân, ở Bạc Liêu và khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất nhiều người biết và nể phục. Anh hiện là Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghệ sinh học Trúc Anh, trụ sở tại vùng ven biển xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu). Anh Xuân không chỉ là một chủ doanh nghiệp làm ăn thành đạt, mà còn luôn sống có trách nhiệm cao với cộng đồng...
Mục đích của "Cà-phê với doanh nhân" nhằm lắng nghe, kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Thời gian gần đây, hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản cả nước nói chung, Bạc Liêu nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường. Sức mua giảm sút, các tiêu chuẩn, quy định về sản phẩm ngày càng khắt khe, diễn biến của thị trường và cạnh tranh trong chuỗi cung ứng ngày càng khó khăn gay gắt…
Những năm gần đây, nghề nuôi tôm của cả nước ngày một phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện biến đổi khí hậu, giá tôm sụt giảm, môi trường nuôi trồng thủy sản ngày càng bị suy thoái…, đòi hỏi ngày càng nhiều những người nuôi tôm giỏi.
Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long bàn và triển khai các giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, đẩy mạnh liên kết vùng, cùng đồng tâm, hiệp lực phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân toàn vùng đồng bằng trù phú này.
Ngày 8/8, đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, làm trưởng đoàn, đã tiến hành việc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 tại tỉnh Bạc Liêu.
Bao đời nay, dù vất vả, thậm chí không ít lần trắng tay mà diêm dân Bạc Liêu vẫn “chung tình” với muối. Người dân xứ này thương hạt muối bằng một tình yêu mãnh liệt, như soạn giả Ngô Hồng Khanh thể hiện qua những lời ca trong bài vọng cổ Biển cạn: “Muối Long Điền mặn nghĩa thủy chung”; “cá kèo kho muối Bạc Liêu, lấy chồng quê biển thêm yêu Gành Hào”...
Ngày 5/4, tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, về việc tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn từ năm 2020-2022 tại tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 28/11, tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022, với chủ đề: “Bạc Liêu - tiềm năng và khát vọng phát triển”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến dự.
Các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 90% diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước, với hơn 680.000ha; nhu cầu phục vụ nghề nuôi khoảng hơn 100 tỷ con tôm giống mỗi năm. Thời gian qua, các tỉnh trong vùng đã phối hợp thực hiện tốt việc quản lý nhằm bảo đảm chất lượng tôm giống - “đầu vào” quan trọng của quy trình nuôi tôm.