Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dựa vào tình hình thực tế, các địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
0:00 / 0:00
0:00
Công an tỉnh Đắk Nông phát tờ rơi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân. (Ảnh: HOÀNG OANH)
Công an tỉnh Đắk Nông phát tờ rơi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân. (Ảnh: HOÀNG OANH)

Đa dạng hình thức tuyên truyền, vận động

Đắk Nông có tỷ lệ giảm nghèo bình quân hằng năm trên 3%; trong đó, tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số hơn 4%/năm. Công tác bảo đảm an ninh chính trị được chú trọng, triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động nắm chắc tình hình, bảo đảm an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Có được kết quả này, Đắk Nông xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là cầu nối để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, cùng các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Với nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chính sách dân tộc, gắn với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; ưu tiên thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới thông tin cơ sở; biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu đặc thù bằng song ngữ tiếng phổ thông và tiếng dân tộc; xây dựng chuyên trang, chuyên mục đặc thù bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số (tiếng và chữ viết) phát sóng trên Đài Truyền thanh và Truyền hình của tỉnh và các địa phương.

Ngoài ra, các hình thức như hỏi, đáp, trợ giúp pháp lý; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về chính sách dân tộc; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số…

Hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Một lớp đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh:QUỲNH NGA)

Sóc Trăng là tỉnh ven biển, nằm trong vùng hạ lưu nam sông Hậu, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với dân số tỉnh là gần 1,2 triệu người (335.142 hộ); trong đó, có 27 dân tộc thiểu số với gần 425 nghìn người (119.000 hộ) chiếm 35,45% dân số (dân tộc Khmer gần 362 nghìn người, chiếm 30,19%).

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng được thực hiện qua việc mở các hội nghị thông tin, tuyên truyền, tập huấn, cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác dân tộc từ tỉnh đến huyện tổ chức tại tỉnh; tại các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn cho đối tượng là cán bộ, công chức làm công tác dân tộc ở cơ sở…

Với đặc thù là tỉnh có đông đồng bào Khmer, Sóc Trăng phát huy vai trò của các vị sư sãi, Ban Quản trị chùa phật giáo Nam tông Khmer, các vị Archa, người có uy tín, cán bộ hưu là người dân tộc thiểu số, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và thành viên Hội đoàn người Hoa....

Với đặc thù là tỉnh có đông đồng bào Khmer, Sóc Trăng phát huy vai trò của các vị sư sãi, Ban Quản trị chùa phật giáo Nam tông Khmer, các vị Archa, người có uy tín, cán bộ hưu là người dân tộc thiểu số, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và thành viên Hội đoàn người Hoa....

Bên cạnh đó, tỉnh còn phối hợp các ngành liên quan lựa chọn nội dung, biên tập tài liệu, trong đó có nội dung biên tập thành song ngữ Việt-Khmer để tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiệu quả từ việc huy động sức mạnh tổng hợp

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 2

Trao tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện mô hình điểm về tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh: TUẤN HUY)

Điện Biên là tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó có những dân tộc thiểu số rất ít người, như: Cống, Si La, Phù Lá tập trung ở địa bàn vùng cao, đời sống gặp nhiều khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế.

Trong nhiều năm qua, tỉnh Điện Biên đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó, phải kể đến sự phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng Điện Biên.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên phối hợp với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Nậm Pồ tổ chức tuyên truyền pháp luật và phát động “Phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép” cho người dân trên địa bàn và các xã lân cận.

Bộ đội Biên phòng đã trình chiếu video, cấp phát tờ gấp tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nội dung đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép. Đồng thời cung cấp thông tin để người dân nhận diện được âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, nhất là những rủi ro về pháp lý liên quan đến hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép.

Tọa đàm “Đa dạng hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật” do Báo Quân đội nhân dân tổ chức mới đây cũng đánh giá, thời gian qua, các đơn vị bộ đội biên phòng đã tăng cường công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp ở các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở khu vực biên giới, hải đảo.

Bằng nhiều biện pháp, hình thức phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị như diễn đàn, tọa đàm, tổ chức tuyên truyền pháp luật bằng sân khấu hóa; thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức trắc nghiệm; tuyên truyền gương người tốt - việc tốt trong chấp hành pháp luật, kỷ luật... qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Là lực lượng chuyên trách bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia ở khu vực biên giới, những năm qua, đội ngũ cán bộ bộ đội biên phòng đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh, trật tự ở khu vực biên giới.

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được tiếp tục giải quyết triệt để, nhất là các vấn đề: kinh tế chậm phát triển so với tiềm năng của vùng và chưa bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn có nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao; công tác giảm nghèo chưa bền vững; chênh lệch mức sống giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mặt bằng chung cả nước chậm được thu hẹp...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Trong Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 do Ủy ban Dân tộc tổ chức, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá, vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được tiếp tục giải quyết triệt để, nhất là các vấn đề: kinh tế chậm phát triển so với tiềm năng của vùng và chưa bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn có nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao; công tác giảm nghèo chưa bền vững; chênh lệch mức sống giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mặt bằng chung cả nước chậm được thu hẹp...

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 3

Cán bộ Đồn Biên phòng Pa Thơm (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) tuyên truyền, vận động nhân dân tố giác các loại tội phạm. (Ảnh: HOÀNG ANH)

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, một trong những nhiệm vụ thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới của các bộ, ngành Trung ương và cấp ủy đảng, chính quyền địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đó là tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Nhiều địa phương chú trọng phát huy tốt vai trò của lực lượng vũ trang trong thực hiện công tác quốc phòng, vận động nhân dân chấp hành pháp luật Nhà nước, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phát huy vai trò của người có uy tín, lực lực cốt cán trong công tác nắm bắt tình hình an ninh, chính trị, vận động, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở...

Trước thực tế đó, nhiều địa phương chú trọng phát huy tốt vai trò của lực lượng vũ trang trong thực hiện công tác quốc phòng, vận động nhân dân chấp hành pháp luật Nhà nước, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phát huy vai trò của người có uy tín, lực lực cốt cán trong công tác nắm bắt tình hình an ninh, chính trị, vận động, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở...

Là địa bàn trọng điểm của vùng Tây Nguyên và cả nước, Đắk Nông có hơn 48 nghìn hộ, với hơn 227 nghìn người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ hơn 32% so với dân số toàn tỉnh. Địa phương vẫn còn phong tục tập quán canh tác lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực là người đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, Đắk Nông xác định công tác giáo dục, phổ biến giáo dục pháp luật mang tính thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp, các ngành nhằm làm tăng tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản pháp luật và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho nhân dân, từ đó tạo cho nhân dân có ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật nhưng công tác này tỉnh Đắk Nông thực hiện đạt hiệu quả chưa cao.

Chia sẻ tại hội nghị toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm về kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đại diện lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng cho rằng, tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa các nội dung, hình thức, biện pháp vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số. Sử dụng các hình thức tuyên truyền chủ động, linh hoạt, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ đọc, dễ hiểu, có trọng tâm, trọng điểm, nội dung phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Đối với người làm công tác tuyên truyền ở Sóc Trăng, một trong những giải pháp tuyên truyền thiết thực, hiệu quả là tiếp tục tranh thủ sự đồng thuận và ủng hộ của Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và các Chi hội đoàn kết sư sãi yêu nước cấp huyện. Đây chính là lực lượng nòng cốt, rất đặc biệt và quan trọng vừa là cầu nối giữa cấp ủy và chính quyền vừa là lực lượng nòng cốt vận động, hướng dẫn các vị sư trụ trì và Ban Quản trị các chùa Phật giáo nam tông Khmer tuyên truyền, vận động đồng bào, phật tử chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Đồng thời với việc phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên pháp luật ở cơ sở, người có uy tín, các vị Archa, các thành viên Hội đoàn người Hoa.

Hơn ai hết, đội ngũ này là người am hiểu và nói được tiếng dân tộc thiểu số, hiểu biết về phong tục tập quán và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, cho nên rất thuận lợi trong các cuộc nói chuyện, tuyên truyền, vận động.