Nhà máy khai thác khí đốt ở Asaluyeh của Iran. (Ảnh Al Mayadeen English)

Iran củng cố vị thế quốc gia dầu mỏ và khí đốt

Người đứng đầu cơ quan hải quan Iran Mohammad Rezvanifar cho biết, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước này đạt 35 tỷ USD trong 12 tháng (tính đến cuối tháng 3 vừa qua). Bộ Dầu mỏ và Doanh nghiệp Iran đã ký các thỏa thuận trị giá 13 tỷ USD với các công ty trong nước nhằm tăng sản lượng dầu thêm 350.000 thùng mỗi ngày. Đây là những hợp đồng dầu mỏ lớn nhất trong thập niên qua của Iran, mở ra cơ hội để Iran tham gia trở lại thị trường xuất khẩu “vàng đen” và củng cố vị thế của một quốc gia dầu mỏ và khí đốt.
OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ tăng mạnh năm 2025

OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ tăng mạnh năm 2025

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng vọt lên mức 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2025 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và hoạt động kinh tế vững chắc ở Trung Quốc. Đây là đánh giá đầu tiên của OPEC về nhu cầu dầu năm 2025, được công bố trong báo cáo định kỳ tháng 1/2024 về thị trường dầu mỏ thế giới.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock.com/TTXVN)

Mong manh thị trường dầu mỏ trước những rủi ro kinh tế và địa chính trị gia tăng

Cùng với Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nâng mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2023, chủ yếu nhờ nhu cầu tại Trung Quốc và Ấn Độ đạt mức kỷ lục trong quý cuối năm nay. Theo OPEC, các dữ liệu gần đây cho thấy xu hướng tăng trưởng toàn cầu khởi sắc cùng các nguyên tắc cơ bản lành mạnh của thị trường dầu mỏ.
Thị trường “vàng đen” bấp bênh do xung đột giữa Israel và Hamas

Thị trường “vàng đen” bấp bênh do xung đột giữa Israel và Hamas

Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nếu lan ra toàn khu vực có thể dẫn đến cú sốc về giá đối với dầu mỏ và các sản phẩm nông nghiệp. Kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt “cú sốc kép” lần đầu trong nhiều thập niên qua và thị trường “vàng đen” sẽ rơi vào tình trạng bấp bênh, nếu các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Ukraine còn kéo dài.
OPEC+ tiếp tục ổn định thị trường dầu mỏ

OPEC+ tiếp tục ổn định thị trường dầu mỏ

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác, còn gọi là OPEC+, sẽ tiếp tục theo đuổi các nỗ lực nhằm ổn định thị trường dầu mỏ và sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để hỗ trợ giá dầu. Tuyên bố của ông Abdulaziz được đưa ra sau khi Saudi Arabia thông báo sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày thêm một tháng; Nga cũng sẽ cắt giảm lượng dầu xuất khẩu 500.000 thùng/ngày trong tháng 8 tới.
Xây dựng cảng ở thành phố Basra. (Ảnh BLOOMBERG)

Iraq đẩy mạnh công cuộc tái thiết và phát triển

Quốc hội Iraq đã thông qua ngân sách năm 2023 với tổng trị giá 198.900 tỷ dinar (152 tỷ USD), trong đó dự kiến mức chi kỷ lục cho lương công chức và các dự án phát triển nhằm cải thiện dịch vụ và tái thiết cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Iraq đang đẩy mạnh đầu tư để gia tăng xuất khẩu dầu mỏ cũng như trở thành trung tâm vận tải ở khu vực.
Công nhân làm việc tại nhà máy lọc dầu ở Karbala, Iraq, ngày 1/4/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Dự báo giá dầu có thể trở lại ngưỡng 100 USD/thùng

Báo cáo thị trường dầu mỏ vừa công bố của ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) cho thấy quyết định cắt giảm sản lượng của một số thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) sẽ khiến thị trường dầu mỏ thắt chặt hơn từ tháng 5 tới và đẩy giá dầu thô lên cao. Lượng dầu tồn kho sụt giảm giữa lúc nhu cầu gia tăng ở Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng sẽ hỗ trợ cho giá dầu.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. (Ảnh: The Moscow Times/TTXVN)

Quyết định bất ngờ của OPEC+

Giá dầu mỏ thế giới tăng mạnh sau khi một loạt quốc gia thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (nhóm OPEC+) bất ngờ thông báo cắt giảm sản lượng. Động thái của các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới gây nhiều tranh cãi, bởi cắt giảm sản lượng giúp ổn định thị trường năng lượng, song cũng có thể góp phần khiến lạm phát nóng trở lại.
Công nhân kiểm tra các hoạt động bơm dầu tại giếng dầu Gremikhinskoye ở Izhevsk, vùng Ural, Nga. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Cuộc chiến dầu mỏ giữa Nga và phương Tây

Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Australia đã nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga ở mức 60USD/thùng. Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng hoàn thành việc phê chuẩn bằng văn bản đối với mức giá trần này đối với dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga. Các bên tham gia “Liên minh giá trần” muốn gia tăng đòn trừng phạt đối với Nga, song cũng gây lo ngại sẽ tác động tiêu cực tới thị trường năng lượng.
Một ngày sau khi các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới thông báo cắt giảm sản lượng ở mức vừa phải, giá "vàng đen" trên thế giới đã diễn biến trái chiều. (Ảnh minh họa: Reuters)

Giá dầu lại bấp bênh

Một ngày sau khi các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới thông báo cắt giảm sản lượng ở mức vừa phải, giá dầu trên thế giới đã diễn biến trái chiều. Các nước xuất khẩu dầu tuyên bố sẵn sàng bảo vệ giá dầu, trong khi các nhà nhập khẩu lại nỗ lực kiềm chế, áp giá trần với “vàng đen”.