Quyết định tiếp tục cắt giảm sản lượng của các thành viên nhằm củng cố những nỗ lực phòng ngừa của OPEC+ để hỗ trợ ổn định và cân bằng thị trường dầu mỏ.
Saudi Arabia thông báo sẽ cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày đến hết tháng 9, tức là kéo dài thêm một tháng so với trước.
Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp trực tuyến, Ủy ban giám sát chung của OPEC+ nêu rõ sẽ tiếp tục đánh giá cẩn thận các điều kiện thị trường, đồng thời kêu gọi các nước thành viên tuân thủ đầy đủ cam kết cắt giảm sản lượng.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Saudi Arabia thông báo sẽ cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày đến hết tháng 9, tức là kéo dài thêm một tháng so với trước.
Quốc gia xuất khẩu dầu thô hàng đầu trong OPEC này còn cho biết sẽ tiếp tục cân nhắc gia hạn thêm hoặc cắt giảm sâu hơn nếu cần thiết. Trong khi đó, Nga - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia, cũng tuyên bố sẽ giảm khoảng 300.000 thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày trong tháng 9 để góp phần cân đối thị trường dầu mỏ. Algeria cũng tự nguyện cắt giảm thêm sản lượng 20.000 thùng/ngày ngay trong tháng 8 này.
OPEC+ đã đạt được nhất trí về việc hạn chế nguồn cung tại cuộc họp chính sách hồi tháng 6 vừa qua. Mức cắt giảm sản lượng của OPEC+, không bao gồm số cắt giảm tự nguyện bổ sung nêu trên, đã lên tới 3,66 triệu thùng/ngày, tương đương 3,6% nhu cầu toàn cầu. Nguồn cung dầu mỏ bị thắt chặt đã khiến giá "vàng đen" tăng hơn 14% trong tháng 7 vừa qua.
Theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, việc giảm sản lượng xuất khẩu nằm trong nỗ lực cân đối thị trường dầu mỏ. Trước đó, Nga đã cam kết giảm sản lượng dầu mỏ khoảng 500.000 thùng/ngày, tương đương 5% sản lượng dầu mỏ của nước này, từ tháng 3 vừa qua đến cuối năm 2023. Theo đánh giá của quan chức Nga, thị trường hiện nay khá ổn định và giá dầu ở mức chấp nhận được.
OPEC+ đã đạt được nhất trí về việc hạn chế nguồn cung tại cuộc họp chính sách hồi tháng 6 vừa qua. Mức cắt giảm sản lượng của OPEC+, không bao gồm số cắt giảm tự nguyện bổ sung nêu trên, đã lên tới 3,66 triệu thùng/ngày, tương đương 3,6% nhu cầu toàn cầu. Nguồn cung dầu mỏ bị thắt chặt đã khiến giá "vàng đen" tăng hơn 14% trong tháng 7 vừa qua.
Ngoài lo ngại về nguồn cung ít thì nhu cầu tăng cũng góp phần nâng giá dầu lên, trong bối cảnh những quan ngại về tác động của lãi suất tăng và lạm phát cao đối với đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang dần hạ nhiệt. Nhờ các hành động của OPEC+, sự cân bằng cung cầu được bảo đảm.
Các nhà sản xuất dầu mỏ nỗ lực duy trì giá dầu ở mức ổn định trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ tăng nhờ tăng trưởng kinh tế toàn cầu vững chắc như dự kiến.
Thế giới đang chứng kiến sự tăng trưởng tối đa về nhu cầu dầu mỏ, đạt mức kỷ lục sau đại dịch Covid-19, trong khi sự khởi sắc của nền kinh tế Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, cũng góp phần làm tăng sức tiêu thụ dầu mỏ. OPEC đã điều chỉnh tăng nhẹ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay từ 2,35 triệu thùng lên 2,44 triệu thùng/ngày, chủ yếu là do nhu cầu cao hơn ở Trung Quốc trong quý II/2023. Tổng nhu cầu dầu mỏ của thế giới được dự báo ở mức trung bình 102 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Thị trường dầu mỏ khởi sắc và giá dầu được hỗ trợ bởi triển vọng sáng sủa hơn của kinh tế toàn cầu. OPEC dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,5% vào năm 2024, đồng thời cho rằng các nước tiêu thụ dầu chủ chốt, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, cùng một số nền kinh tế đang phát triển khác ở châu Á, sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Tuy nhiên, OPEC lưu ý rằng, dự đoán này dựa trên các giả định rằng lạm phát chung tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2023 và năm 2024, đồng thời lãi suất cơ bản sẽ đạt đỉnh cuối năm 2023. Theo dự báo của OPEC, nhu cầu dầu trên toàn cầu sẽ tăng thêm 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024, tương đương mức tăng hằng năm 2,2%. Trong báo cáo thị trường dầu mỏ tháng 7, OPEC cho biết tổ chức này kỳ vọng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt mức 104,25 triệu thùng/ngày trong năm tới.
OPEC giữ quan điểm lạc quan về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm 2024, dù dự báo sự suy giảm so với năm 2023 nhưng vẫn là mức tăng trên trung bình. Việc cắt giảm sản lượng tiếp tục được duy trì trong năm nay nhằm ổn định giá dầu.
Tuy nhiên về dài hạn, Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais dự báo, nhu cầu toàn cầu đối với các loại năng lượng sẽ tăng 23% từ nay đến năm 2045 và trong giai đoạn này, ngành dầu mỏ toàn cầu cần đầu tư 12.100 tỷ USD để duy trì nguồn cung ở mức ổn định.