Đại biểu trao quà tặng học sinh đoạt giải các cuộc thi hưởng ứng chống thiên tai.

Xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, vì sự phát triển bền vững

Ngày 20/5, tại thành phố Hội An (Quảng Nam), Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về Phòng, chống thiên tai năm 2023 với chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm”.
Năm 2023, nắng nóng xuất hiện sớm, dự báo sẽ kéo dài hơn năm 2022

Năm 2023, nắng nóng xuất hiện sớm, dự báo sẽ kéo dài hơn năm 2022

Nắng nóng năm 2023 đã xuất hiện sớm, dự báo có khả năng gay gắt và có nhiều ngày nắng nóng hơn so năm 2022. Đó là thông tin được ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chia sẻ tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 diễn ra chiều 20/4.
Các lực lượng chức năng giúp người dân thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) chằng chống nhà cửa ứng phó với bão số 4, tháng 9/2022. (Ảnh: HIỂN CỪ)

Vai trò lực lượng xung kích cơ sở trong phòng, chống thiên tai

Thiên tai ngày càng biến đổi khó lường, bất ngờ, cho nên trong công tác phòng, chống thiên tai, việc phản ứng nhanh, ngay từ giờ đầu sẽ giúp giảm đến mức thấp nhất thiệt hại. Thực tế những năm qua cho thấy, các đội xung kích cơ sở đã phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ, hỗ trợ tích cực cho chính quyền địa phương và người dân trong việc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
Toàn cảnh tập huấn lý thuyết tại Hội nghị.

Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai

Sáng 2/11, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn, thực hành nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện trong việc tổ chức triển khai tập huấn cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
Lực lượng quân đội tham gia khắc phục đường sạt lở tại Cù Lao Chàm.

Lực lượng quân đội tham gia khắc phục giao thông tại Cù Lao Chàm

Thông tin từ Ủy ban nhân dân thành phố Hội An (Quảng Nam) cho biết, trong ngày 17/10, chính quyền địa phương phối hợp cùng cơ quan chức năng đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ đóng quân trên xã đảo Tân Hiệp khẩn trương khắc phục sạt lở đường giao thông để giúp người dân Cù Lao Chàm đi lại.
Người dân xã Yên Thành, huyện Quang Bình (Hà Giang) hỗ trợ các gia đình có nhà bị sập thu dọn đồ đạc đến nơi an toàn. (Ảnh KHÁNH TOÀN)

Khắc phục hậu quả mưa, lũ tại các tỉnh miền núi phía bắc

Trong những ngày qua, mưa, lũ gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đời sống và sản xuất của người dân các tỉnh miền núi phía bắc. Với sự nỗ lực tích cực vào cuộc của các cấp chính quyền và các lực lượng chức năng, công tác khắc phục hậu quả mưa, lũ tại khu vực này đang hết sức khẩn trương.
Dự báo thiên tai - bài toán khó chinh phục

Dự báo thiên tai - bài toán khó chinh phục

Hiện nay, biến đổi khí hậu đã làm các hiện tượng thời tiết cực đoan biến động mạnh và diễn biến bất thường, gây nhiều thiệt hại, tổn thất về tài sản tính mạng của người dân. Để giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có sự quan đầu tư phát triển mạng lưới quan trắc hiện đại; nghiên cứu ứng dụng công nghệ và đào tạo bồi dưỡng nhân lực. Tuy nhiên, để dự đoán đúng, trúng thiên tai xảy ra theo thời gian thực là bài toán khó, nhất là trong bối cảnh công nghệ mới và biến đổi khí hậu.
Phòng, chống thiên tai - Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Phòng, chống thiên tai - Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Để chủ động phòng, chống và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra cần có một chiến lược dài hạn, mang tầm vĩ mô, nhất là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt và khó lường. Chính vì vậy, chúng ta không được lơ là, chủ quan. Và cuộc chiến chống lại thiên tai phải bền bỉ và không ngừng nghỉ.
Đại diện Báo Nhân Dân (thứ 3 phải qua) nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, vì có nhiều đóng góp tuyên truyền trong công tác phòng, chống thiên tai.

Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, thiên tai cực đoan, khó lường

Sáng 30/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) 6 tháng cuối năm 2022; tổng kết công tác này từ năm 2021 đến nay. Thời tiết rét đột ngột, mưa lũ cực đoan, dị thường, giông sét, nắng nóng gay gắt gây hạn diện rộng… là những loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng nặng nề đến sinh mạng người dân và đời sống sản xuất.
Tham gia diễn tập, các em học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức ứng phó với sóng thần. (Ảnh: UNDP)

Diễn tập ứng phó sóng thần-đa thiên tai ở Quảng Nam

Trong 2 ngày 23 và 24/8, gần 460 học sinh, giáo viên của trường THCS Lê Lợi, xã Tam Thăng và hơn 250 hộ dân ven biển ở xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã tham gia diễn tập “Ứng phó với sóng thần-đa thiên tai” do Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), và Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức.
Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Thành Thống phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Vĩnh Long. (Ảnh: BÁ DŨNG)

Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại tỉnh Vĩnh Long

Sáng 25/8, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai do đồng chí Võ Thành Thống, Thứ trưởng kế hoạch và Đầu tư làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, kiểm tra và có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Long về tình hình phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Ứng dụng giám sát thiên tai (App-VNDMS). (Ảnh TỔNG CỤC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI)

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách - đòn bẩy cho công tác phòng, chống thiên tai

Trong những năm qua, thiên tai diễn ra ngày càng cực đoan, bất thường, dồn dập và vượt mức lịch sử. Tuy nhiên, thiệt hại do thiên tai những năm qua lại theo chiều hướng giảm dần. Có được kết quả khả quan như vậy có sự đóng góp không nhỏ của Tổng cục Phòng, chống thiên tai trong việc vận dụng, ban hành linh hoạt các thể chế, chính sách, làm đòn bẩy trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Hệ thống G-cans khổng lồ chống ngập lụt cho Thủ đô Tokyo. Ảnh: GETTY IMAGES

Hệ thống ngầm giúp Nhật Bản chống ngập lụt

Nhằm giúp Thủ đô Tokyo không bị ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng một trong những hệ thống ngầm chống ngập lớn nhất thế giới. Hệ thống đường hầm có tên Kênh xả ngầm bên ngoài khu vực đô thị (G-cans) của Nhật Bản được ví như một chiếc phễu, hứng nước từ các khu vực chung quanh rồi đổ ra sông Edogawa qua một đường hầm dài 6,3km, nằm sâu 50m dưới lòng đất.
Quang cảnh hội nghị.

Từ đầu năm đến nay, thiên tai gây thiệt hại cho nước ta hơn 4.000 tỷ đồng

Ngày 15/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức hội nghị Phòng, chống thiên tai khu vực miền nam năm 2022. Hơn 300 đại biểu bao gồm đại diện thành viên Ban Chỉ đạo thuộc các bộ, ngành; lãnh đạo 19 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, đã tham dự.
Khu tái định cư bản Nà Ón, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Bảo đảm an toàn cho người dân vùng thiên tai

Hầu như năm nào người dân ở khu vực miền núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh cũng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai, mưa lũ gây ra. Để bảo đảm an cư để lạc nghiệp, các địa phương đang nỗ lực di dời các hộ dân ra khỏi vùng thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Lãnh đạo Cà Mau yêu cầu xuống ngay cơ sở xử lý thiệt hại do thiên tai, triều cường

Lãnh đạo Cà Mau yêu cầu xuống ngay cơ sở xử lý thiệt hại do thiên tai, triều cường

Trưa ngày 13/7, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau quyết nghị ban hành 19 nghị quyết quan trọng trên các lĩnh nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương.
Thiên tai bất thường đã trở nên bình thường

Thiên tai bất thường đã trở nên bình thường

Trong những năm gần đây, thiên tai đang ngày càng có xu hướng cực đoan, bất thường và khó dự đoán hơn. Làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Quang Hoài về vấn đề này.

Lũ lớn trên sông Hiếu gây ngập diện rộng tại khu vực xã Thanh An, huyện Cam Lộ và phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: TTXVN)

Cần biện pháp ứng phó phù hợp với thiên tai dị thường

Đợt mưa to bất thường kèm dông lốc, gió mạnh trong mấy ngày qua tại các tỉnh Trung Bộ (từ Quảng Trị đến Khánh Hòa) đã gây thiệt hại nặng nề, làm hai người chết, một người mất tích, hai nhà bị sập, 49 nhà tốc mái, hơn 2.500 lồng bè nuôi tôm hùm thiệt hại, 229 thuyền bị chìm, hơn 88.000 ha lúa, gần 15.000 ha hoa màu bị ngập, hư hỏng...

Hội nghị "Tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống lụt bão cho lực lượng chuyên trách bảo vệ đê điều tại các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, ngày 8/12.

Nâng cao kỹ thuật hộ đê và phòng, chống lụt bão

Công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả lụt, bão gây ra nhiều năm qua đã cho thấy nhiệm vụ của lực lượng quản lý đê có vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng trực tiếp chỉ đạo triển khai xử lý sự cố đê ngay từ giờ đầu, hạn chế được thiệt hại do lũ, bão gây ra.