Sản phẩm OCOP của TP Đà Nẵng trưng bày tại chương trình xúc tiến thương mại, tháng 5/2023. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Hành lang pháp lý cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP

Hoạt động bảo hộ Sở hữu trí tuệ được triển khai thực hiện là công cụ đắc lực để phát triển kinh tế-xã hội, tăng giá bán, sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đem lại lợi nhuận kinh tế cho người sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Sản phẩm cà-phê của Thái Lan được ưa chuộng tại thị trường nước ngoài. (Ảnh: doichangcoffe)

Thái Lan kỳ vọng doanh số sản phẩm có chỉ dẫn địa lý đạt hơn 1 tỷ USD

Ngày 23/8, Bộ Thương mại Thái Lan cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý (GI), nhằm nâng cao doanh số bán các sản phẩm GI bao gồm cả xuất khẩu từ 39 tỷ Baht vào năm 2021 lên hơn 42 tỷ Baht (khoảng 1,16 tỷ USD) trong năm nay.
Quang cảnh hội nghị.

Cấp hơn 48 nghìn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cho tổ chức và cá nhân

Ngày 27-4, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2021. Đại diện một số bộ, ngành T.Ư; Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố và một số trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp tham dự.

Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng trong năm Covid-19

Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, năm 2020, lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp nhận được vẫn tăng (1,7%), trong đó đơn sáng chế tăng 3,8%, đơn nhãn hiệu quốc gia tăng 4,3%, đặc biệt là đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đạt mức cao nhất từ trước đến nay (24 đơn).