Giới thiệu sản phẩm công nghệ tại hội nghị giao ban khoa học, công nghệ các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.

Điểm tựa cho phát triển các vùng kinh tế

Việc tăng cường hợp tác, liên kết địa phương, liên kết vùng trong triển khai hoạt động khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề khoa học-công nghệ quy mô lớn, liên ngành, liên vùng, tạo sản phẩm theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng lớn, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội.
Một gian hàng trình diễn công nghệ tại sự kiện “Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam” tại Quảng Ninh.

Hỗ trợ địa phương kết nối, chuyển giao công nghệ

Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hướng dẫn các địa phương đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất đối với một số ngành chủ lực, mũi nhọn của một số địa phương; hỗ trợ vận hành, khai thác hiệu quả 13 điểm kết nối cung, cầu công nghệ trên cả nước; đồng thời, hỗ trợ địa phương trong việc thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, kết nối, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
Nghiên cứu khoa học tại Viện Công nghệ Nano, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: XUÂN TRIỆU)

Thí điểm cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo

Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn chưa thật sự là động lực và nền tảng cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Một nguyên nhân là, nhiều quy định trong lĩnh vực khoa học và công nghệ còn bất cập, chậm được tháo gỡ. Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, cơ quan, liên quan rà soát, xây dựng các chính sách đặc thù nhằm đổi mới mạnh mẽ, thúc đẩy khoa học, công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Nhiều giống lúa được nghiên cứu nhằm thích ứng biến đổi khí hậu.

Khoa học, công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, nhưng cũng là khu vực đang phải đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế. Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiều tập thể và cá nhân có thành tích trong nghiên cứu khoa học được tặng bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: Yến Trinh)

Ninh Bình thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Ngày 4/1, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 với nhiều kết quả nổi bật, ghi nhận sự đoàn kết nỗ lực chung của những người làm khoa học trên địa bàn tỉnh, đồng thời hội nghị cũng đã tập trung thảo luận đưa ra những nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2024.
Quang cảnh Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng năm 2023. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Cần chính sách phù hợp thúc đẩy nội địa hóa trong phát triển năng lượng tái tạo

Việt Nam có ưu thế của một thị trường tiềm năng để gia tăng hàm lượng nội địa trong phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để bứt phá trong lĩnh vực này, rất cần có các chính sách phù hợp cùng nguồn lực đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao để nắm bắt cơ hội thúc đẩy chuyển dịch năng lượng.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Ngô Việt Trung và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lệ Thu - 2 nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học hội nhập quốc tế

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia - Cơ quan thường trực Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho biết, từ năm 2023, giải thưởng sẽ mở rộng việc xem xét trao giải cho các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học nhân văn. Điểm mới này thực hiện theo quy định tại Thông tư 18/2023/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 15/8/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu.
Các đại biểu tham quan gian hàng tại hội nghị

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Ngày 13/10, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ XVI. Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2019-2023 , đồng thời, cùng trao đổi, thảo luận những giải pháp để tiếp tục thúc đẩy, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn nữa .
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy phát biểu tại sự kiện.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Ngày 30/9, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Diễn đàn "Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững" nhằm thảo luận các biện pháp thực thi chính sách, các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham quan gian trưng bày của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Giới thiệu các công nghệ nổi bật phục vụ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với vai trò là đầu tàu nghiên cứu khoa học của cả nước, đã đem tới sự kiện "Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023" những công nghệ nổi bật. Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngày 29, 30/9 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc với Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Australia.

Gặp mặt các nhà khoa học Việt Nam ở Australia

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm Australia của đoàn công tác Khoa học và Công nghệ tham dự Hội nghị toàn cầu về khởi nghiệp - Global Entrepreneurship Congress 2023 (GEC), ngày 17/9, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã có cuộc gặp mặt Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Australia (VASEA).
Nghiên cứu sự sinh trưởng của cây tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm.

Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình sản phẩm quốc gia, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen... được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực.