Xử lý hàng giả, bảo vệ sở hữu trí tuệ. (Ảnh minh họa)

Xử lý vướng mắc trong phát triển tài sản trí tuệ

Thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy việc tạo dựng, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ đã được Đảng, Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, thực tiễn đã phát sinh nhiều vướng mắc đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá, tháo gỡ để sở hữu trí tuệ thật sự là công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Wolfoo - nhân vật hoạt hình Việt Nam nổi tiếng thế giới, được nhiều khán giả yêu mến.

Khai phá lợi thế phát triển thương hiệu từ nhân vật hoạt hình nổi tiếng

Ngành công nghiệp hoạt hình đang chuyển mình mạnh mẽ với nhiều sản phẩm sở hữu trí tuệ (IP) ra đời, mở ra thị trường thương mại đầy tiềm năng. Trong đó, xu hướng cấp quyền sử dụng tài sản trí tuệ (Licensing) là hoạt động phổ biến nhất, hỗ trợ các doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách với khách hàng và tăng doanh thu.
Quang cảnh hội thảo.

Phát triển kinh tế sáng tạo để đem lại giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế

Tư duy về kinh tế sáng tạo giúp hoàn thiện chính sách để các ý tưởng sáng tạo có đủ điều kiện, chu trình từ hình thành, sản xuất, cung ứng, phân phối và kể cả xuất khẩu, từ đó mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế, lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp, và thu nhập cao hơn cho người lao động.
Giao diện trang web phát tán phim lậu nổi tiếng "lỳ đòn nhất Việt Nam" đã bị khởi tố hình sự tháng 8/2021. Ảnh chụp màn hình

Hành động quyết liệt để bảo vệ bản quyền trực tuyến

Trong "cuộc chiến" chống vi phạm bản quyền trên môi trường số ở phạm vi toàn cầu, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cùng các bên liên quan và đạt một số thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trước thực tế vẫn còn nhiều thách thức, mới đây Liên minh Sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPA) đã đưa ra đề xuất với các cơ quan hữu quan Việt Nam về khuôn khổ thực thi và hành động mạnh mẽ hơn trong năm 2024 nhằm giảm thiệt hại cho thị trường cả trong nước và quốc tế.
Thu hoạch lúa đặc sản tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. (Ảnh Quang Anh)

Phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm

Những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung cụ thể hóa cơ chế, chính sách về phát triển khoa học và công nghệ, đưa khoa học và công nghệ thật sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Hoạt động sở hữu trí tuệ từng bước được các cấp, ngành quan tâm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Nhiều tập thể và cá nhân có thành tích trong nghiên cứu khoa học được tặng bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: Yến Trinh)

Ninh Bình thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Ngày 4/1, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 với nhiều kết quả nổi bật, ghi nhận sự đoàn kết nỗ lực chung của những người làm khoa học trên địa bàn tỉnh, đồng thời hội nghị cũng đã tập trung thảo luận đưa ra những nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2024.
Các đại biểu dự hội thảo

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo Việt Nam tăng tốc

Vừa qua tại TP Hồ Chí Minh, Làng Sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam”. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuỗi hoạt động “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST VIETNAM 2023 - TECHFEST - WHISE 2023” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Các diễn giả chia sẻ về bảo vệ bản quyền trong âm nhạc. (Ảnh: VCPMC)

Hiểu rõ hơn về “bán đứt” bản quyền tác phẩm âm nhạc

Hội thảo Bản quyền âm nhạc VCPMC 2023 do Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam phối hợp với Công ty Meta thực hiện là dịp để các tác giả hiểu hơn và nắm rõ thông tin trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả - quyền liên quan trong lĩnh vực âm nhạc, đặc biệt là trên nền tảng số. Một trong những nội dung được chú ý của Hội thảo là “bán đứt” bản quyền tác phẩm âm nhạc, vốn hay gặp tranh cãi khi có xung đột quyền lợi giữa các bên.
Không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến VAES.

Cần hành lang pháp lý cho triển lãm mỹ thuật trực tuyến

Triển lãm mỹ thuật trực tuyến mở ra cơ hội cho các nghệ sĩ giới thiệu tác phẩm của mình tới công chúng trong nước và quốc tế, cũng như cho thế giới thấy được nền nghệ thuật phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cần một hành lang pháp lý chặt chẽ và cụ thể để hoạt động của các triển lãm mỹ thuật trực tuyến chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. 
Một cảnh trong phim “Cô Ba Sài Gòn”.

Bảo vệ sản phẩm trí tuệ trong môi trường số

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 đã tạo nên làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trong đó có các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo của Việt Nam. Chuyển đổi số và không gian số cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các sản phẩm trí tuệ sáng tạo, trong đó có vấn đề quyền tác giả và quyền liên quan.
Đoàn Việt Nam tham dự Phiên họp Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2023.

Hợp tác phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ toàn cầu

Trong bài phát biểu tại Phiên họp Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 2023, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới trong chiến lược phát triển một hệ sinh thái sở hữu trí tuệ toàn cầu bao trùm, cân bằng, và hiệu quả, cho phép đổi mới và sáng tạo vì lợi ích của tất cả mọi người.
Kỹ sư của Viettel nghiên cứu giải pháp công nghệ.

Khai thác sáng chế để thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của sáng chế trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của doanh nghiệp, kích thích nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tỉnh, thành phố trong cả nước đã có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đăng ký sáng chế. Số lượng đăng ký và số lượng bằng độc quyền sáng chế được cấp có xu hướng tăng.
Đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ thăm và làm việc với Viện Sở hữu Công nghiệp Pháp (INPI).

Thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ Việt Nam-Pháp

Từ ngày 9 đến 12/9, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ, do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc tại một số cơ quan và địa phương của Cộng hòa Pháp để tìm hiểu, trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm, mô hình quản lý, cơ chế chính sách trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ, quản lý nguồn gốc và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2022.

Hoạt động sở hữu trí tuệ còn đơn giản, vai trò quản lý nhà nước mờ nhạt

Ngày 17/3, tại thành phố Bắc Giang, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2022. Hơn 500 đại biểu đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và đại diện lãnh đạo của 63 Sở Khoa học và Công Nghệ các tỉnh, thành phố trên cả nước về dự hội nghị.

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, chiều 26/10. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Nâng cao hiệu quả bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cũng như bảo đảm hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.