Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ với báo chí chiều 31/10.

Cục Bảo vệ thực vật: Không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm trên các mẫu nho nhập khẩu từ Trung Quốc

Trước cảnh báo nho từ Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép nhập khẩu vào Việt Nam, ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết,  Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra 10 mẫu nho nhập khẩu từ Trung Quốc, kết quả cho thấy, không phát hiện mẫu vi phạm an toàn thực phẩm (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) của Việt Nam.
Tách múi sầu riêng cấp đông phục vụ xuất khẩu tại huyện Krông Pắc, tỉnh Ðắk Lắk. (Ảnh CÔNG LÝ)

Bài 2: Tạo "bệ phóng" cho xuất khẩu bứt phá

Nhu cầu về sầu riêng tươi, sầu riêng đông lạnh và các sản phẩm chế biến sâu từ sầu riêng đang có sự gia tăng mạnh trên thế giới, nhất là tại thị trường Trung Quốc. Với lợi thế xuất khẩu chính ngạch cả sản phẩm tươi và đông lạnh sang Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao, sớm thiết lập những kỷ lục xuất khẩu mới.
Mô hình Cánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật ở xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). (Ảnh CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT)

Thay đổi nhỏ mang lại hiệu quả lớn

Trong sản xuất nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật giúp phòng, trừ sâu bệnh gây hại, tăng năng suất, sản lượng, bảo quản nông sản. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chất lượng nông sản và môi trường.
Ký kết hợp tác triển khai Chương trình " Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững" năm 2024.

Đẩy mạnh các giải pháp tiên tiến về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Ngày 11/1, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Hiệp hội CropLife Việt Nam đã ký kết Kế hoạch hợp tác triển khai chương trình “Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm 2024 - đánh dấu năm đầu tiên hiện thực hóa các nội dung của khung hợp tác triển khai chương trình này giai đoạn (2023-2028) giữa hai bên.
Sơ chế xoài xuất khẩu tại Công ty TNHH Kim Nhung, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh Hữu Nghĩa)

Xây dựng và quản lý mã số vùng trồng nông sản

Bài 2: Quản lý chặt chẽ, xử lý kịp thời

Thời gian qua, công tác cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được đẩy mạnh và có hiệu quả rõ rệt trên cả nước. Tuy nhiên, khâu quản lý và việc xử lý vi phạm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại nhiều địa phương vẫn đang gặp không ít khó khăn, cần sớm khắc phục.

Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cung cấp dịch vụ máy bay không người lái (drone) giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. (Ảnh: MINH ANH)

Tạo đà hình thành nền nông nghiệp sinh thái, minh bạch, trách nhiệm

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nêu rõ, đến năm 2045, hình thành “nền nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới”. Để đạt mục tiêu này, nền nông nghiệp Việt Nam phải sớm có sự chuyển đổi về tư duy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; về cơ chế chính sách triển khai thực hiện trên cơ sở minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Hiện nay, giá sầu riêng ở Đắk Lắk tăng cao, đạt từ 80.000-100.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân.

Tăng cường quản lý, giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu ở Đắk Lắk

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng về việc kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh trên cây lúa. (Ảnh HÀ KHÁNH)

Chủ động phòng, trừ sinh vật gây hại trên lúa mùa

Từ đầu tháng 8 đến nay, tại các tỉnh phía bắc, thời tiết mưa nắng đan xen đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sinh vật xuất hiện, gây hại lúa mùa. Dự báo thời gian tới, sinh vật gây hại còn tiếp tục phát triển mạnh, các địa phương cần chủ động triển khai các biện pháp phòng, trừ nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Việc cơ sở đóng gói khoai lang được cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho người trồng tại tỉnh Đắk Nông có cơ hội phát triển kinh tế và làm giàu bằng sản xuất nông nghiệp.

Khoai lang Đắk Nông được cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngày 7/3, Chi cục Phát triển Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông cho biết, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có văn bản thông báo về việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt một mã số cơ sở đóng gói khoai lang của Đắk Nông đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trung tướng Nguyễn Đình Thuận trao Bằng khen vì sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc của Bộ Công an cho tập thể Cục Bảo vệ thực vật vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Ngành bảo vệ thực vật góp phần quan trọng bảo vệ an ninh Tổ quốc

Chiều 13/1, đại diện Bộ Công an đã trao tặng Bằng khen phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho Cục Bảo vệ thực vật và Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc đối với Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới.

Thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững tại Việt Nam

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, đã mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất, chế biến và thương mại hồ tiêu của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, thì ngành sản xuất, chế biến cà-phê vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng, quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…

Thông qua thoả thuận được ký kết, các bên sẽ cùng đẩy mạnh phát triển mã số vùng trồng, nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tiết kiệm, hiệu quả đối với các loại cây trồng chủ lực.

Nâng cao chất lượng nông sản chủ lực, có tiềm năng xuất khẩu tại Đồng Tháp và An Giang

Để phát huy thế mạnh nông sản chủ lực, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiệu quả, ngày 5/11, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Đồng Tháp, An Giang đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác về “Phát triển mã số vùng trồng và các mô hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tiết kiệm, hiệu quả đối với các loại cây trồng chủ lực, có tiềm năng xuất khẩu tại hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang”. 

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin về việc cấm sử dụng hoạt chất Glyphosate.

Việc cấm sử dụng hoạt chất Glyphosate trong nông nghiệp đã theo đúng lộ trình

Trước thông tin một số cơ quan báo chí phản ánh về việc hoa Đà Lạt gặp khó trong xuất khẩu sang Australia do vướng quy định mới của Việt Nam cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Glyphosate, ngày 14/7, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.