Phát huy nhân tố cộng đồng, con người trong phát triển
Huy động sức mạnh, nội lực của cộng đồng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Hệ giá trị phản ánh khát vọng và đích đến của dân tộc
Cần có chiến lược đào tạo tài năng cho sân khấu
Trong tham luận tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cho biết: Hiện nay, đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuật, trong đó có sân khấu chủ yếu được đào tạo trong nước, không có nhiều điều kiện để tiếp cận những tinh hoa nghệ thuật sân khấu thế giới. Vì vậy, sân khấu đã và đang thiếu vắng những người giỏi nghề, có trình độ chuyên nghiệp, có thực tế, vốn sống dày dặn và đang bị đứt gãy về sự kế tục. Đây là nhận xét xác đáng nếu nhìn lại hoạt động của nền sân khấu nước nhà những năm qua. Và một trong những nguyên nhân là sự thiếu hụt chiến lược phát triển mang tính đặc thù để đào tạo tài năng sáng tạo sân khấu trong giai đoạn hiện nay.
Văn nghệ sĩ và trách nhiệm lớn lao với cuộc sống
“Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay” là chủ đề Hội thảo khoa học toàn quốc vừa được Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức vào giữa tháng 12, tại Hà Nội. Hội thảo là hoạt động thiết thực góp phần cụ thể hóa các nội dung quan trọng của Hội nghị văn hóa toàn quốc, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Văn hóa-điểm tựa, sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc
Ðúng 75 năm sau ngày Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), vừa qua Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã được tổ chức ngày 24/11/2021 tại Hà Nội (Hội nghị). Ðây là sự kiện hết sức quan trọng nhằm tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của văn hóa và xác định một số vấn đề cấp thiết để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.
Tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh
Trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, trong đó có nội dung "Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa; bảo vệ những giá trị chân-thiện-mỹ".
Sự kiện tháng 12 “Làng - Ngôi nhà chung của chúng ta”
Theo thông tin từ Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, các hoạt động tháng 12 diễn ra tại Làng với chủ đề “Làng - Ngôi nhà chung của chúng ta”.
Phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030
Để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 2026/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
Nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc
“Văn hóa còn thì dân tộc còn” là khẳng định hết sức đúng đắn về vị trí và vai trò của văn hóa trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, đồng thời là một trong những yếu tố mà từ khi ra đời, tổ chức, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến nay, Đảng ta luôn luôn cùng toàn dân nỗ lực bảo đảm, phát triển. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã và đang xuất hiện một số hiện tượng có thể đẩy tới nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc đòi hỏi cần được kịp thời chấn chỉnh.
Phát triển du lịch sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa
Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa diễn ra đã xác định chín nhóm giải pháp trọng tâm nhằm xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam thời gian tới, trong đó có nội dung “Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế-xã hội.
Môi trường văn hóa số định vị giá trị Việt Nam
Trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24/11 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề ra sáu nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện trong thời gian tới, trong đó nội dung “xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nhận được sự quan tâm rất lớn của đội ngũ những người làm công tác văn hóa.
Kỳ vọng từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021
Tự do, dân chủ trong sáng tạo nghệ thuật
Bài 1: Tự do sáng tạo không phải là sự tùy tiện
Như rất nhiều quốc gia văn minh khác, ở Việt Nam, tự do sáng tạo nghệ thuật luôn gắn liền với ý thức, trách nhiệm của nghệ sĩ đối với xã hội, và là sự tự ý thức. Chính vì thế, tình trạng một số sản phẩm phản văn hóa, phi nghệ thuật bị cơ quan chức năng xử phạt, thậm chí thu hồi, cấm phát hành, khiến dư luận đang đặt ra câu hỏi về trách nhiệm xã hội của những nghệ sĩ này.
Đường lối của Đảng trong chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam
Dân tộc Việt Nam với hơn bốn nghìn năm lịch sử, trải qua bao biến đổi, thăng trầm đã tích lũy, tạo ra được nhiều giá trị, bản sắc văn hóa riêng, làm nên hồn cốt của dân tộc và góp phần đóng góp vào nền văn hóa của nhân loại.
Bàn thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030
Chiều 24/11, tại Hội trường Diên Hồng nhà Quốc hội đã diễn ra phiên làm việc thứ 2 của Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Sáng 24/11, khoảng 600 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà quản lý văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu đã tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và có bài phát biểu tại sự kiện quan trọng này. Báo Nhân Dân điện tử xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Văn hóa - Nền tảng của phát triển bền vững
Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24/11 có nhiều tham luận của các đồng chí lãnh đạo đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và một số tỉnh thành phố trong cả nước. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung chính của một số bản tham luận.
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Báo cáo do Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức ngày 24/11 cho thấy, nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết là xây dựng văn hóa trong chính trị, trong kinh tế, xã hội, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc: Tạo bước ngoặt mới phát triển văn hóa, con người Việt Nam
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn.
Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc
Sáng 24/11, khoảng 600 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà quản lý văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu đã tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Hội nghị được kết nối trực tuyến với hàng trăm điểm cầu tại các tỉnh, thành phố cùng nhiều bộ, ngành trên cả nước.
Tạo nguồn lực nội sinh để văn hóa hội nhập với thế giới
Nhìn lại sự phát triển của văn học nghệ thuật ở Việt Nam trong 35 năm vừa qua, có thể thấy, tiến trình hội nhập quốc tế đã diễn ra một cách sâu sắc ở mọi cấp độ và lĩnh vực của đời sống văn học nghệ thuật, từ nghệ thuật đại chúng đến nghệ thuật bác học, từ nghệ thuật ngôn từ đến âm nhạc, điện ảnh, nhiếp ảnh.
Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa từ vốn di sản
Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2021), ngày 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Tọa đàm về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong lĩnh vực di sản văn hóa theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 30 điểm cầu trên toàn thành phố.
HỒ CHÍ MINH - Người mở đường xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng. Là người mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, chăm lo phát triển đạo đức, xây dựng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là hiện thân tiêu biểu nhất của sự kết hợp kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp tính dân tộc với tính nhân loại trong văn hóa. Người đã đưa văn hóa dân tộc Việt Nam đến với văn hóa nhân loại và thời đại - điều này chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.
Giữ vững an ninh quốc gia, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Chỉ 13 năm sau khi ra đời, dù chưa giành được chính quyền, song với tầm nhìn chiến lược, Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi “Đề cương văn hóa 1943”, góp phần đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Giành chính quyền, xây nền độc lập, đánh thắng các cuộc xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giữ vững chủ quyền, non sông, bờ cõi.
Văn hóa soi đường cho quốc dân đi
75 năm trước, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ đang phải đối phó thù trong, giặc ngoài, Đảng ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất. Và trong những ngày này, khi cả đất nước gồng mình chống đại dịch Covid-19, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ ba sẽ được tổ chức, ngày 24/11/2021. Điều đó càng cho thấy rõ, Đảng luôn đặt văn hóa vào vị trí nền tảng, động lực nội sinh then chốt của chiến lược phát triển đất nước hướng đến mục tiêu phồn vinh - hạnh phúc!
Tầm vóc lớn lao của một nền văn học
Càng ngày, hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên thế giới càng có ảnh hưởng lớn. Một trong những sự đóng góp vào việc quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thế giới là văn học.
Đặc sắc chương trình “Niềm tin và khát vọng” chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc
Những nét văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc anh em, những trang lịch sử hào hùng của đất nước, vẻ đẹp của văn hóa trong từng chặng đường phát triển, xây dựng và gìn giữ đất nước… đã được các nghệ sĩ thể hiện trong Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Niềm tin và khát vọng” diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 21/11.
Để các hoạt động xã hội hóa phát triển đúng hướng
Sau hơn 30 năm các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật được xã hội hóa, rất nhiều vấn đề từ thực tiễn đặt ra đã đến lúc cần được nhìn nhận và kịp thời giải quyết, để nâng cao vị trí văn hóa và văn học nghệ thuật trong đời sống xã hội ở giai đoạn phát triển mới.