Nét độc đáo của gốm Việt nghìn năm

NDO -

Từ ngày 19/11, những người đam mê văn hóa đã có thêm cơ hội để thưởng thức bộ sưu tập gốm men có giá trị mỹ thuật cao, cũng như tìm hiểu lịch sử phát triển hơn 2.000 năm của gốm Việt trong không gian triển lãm “Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên”.

Nét độc đáo của gốm Việt nghìn năm
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
Buổi trưng bày chuyên đề, được tổ chức bởi Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và Sưu tập An Biên, nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11). 
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
 “Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên” giới thiệu với công chúng gần 70 hiện vật gốm men đặc sắc, có niên đại từ những thế kỷ đầu Công nguyên đến thế kỷ 19, với đủ loại hình phong phú và đa dạng về dòng men. 
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
 Những hiện vật trưng bày được lựa chọn từ bộ sưu tập cổ vật An Biên của nhà sưu tập Trần Đình Thăng và một số hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. 
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
 Trưng bày gồm 4 chủ đề, chia theo từng giai đoạn lịch sử của nước nhà, cụ thể “Gốm Việt Nam 10 thế kỷ đầu Công nguyên”, “Gốm Việt Nam từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14”, “Gốm Việt Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17” và “Gốm Bát Tràng từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19”. 
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -1
Cách đây hơn 2.000 năm, trên nền tảng truyền thống sản xuất gốm Đông Sơn, người Việt đã tiếp thu kỹ thuật làm gốm men tiên tiến đương thời của Trung Hoa, tạo ra dòng gốm mang sắc thái riêng của Việt Nam. Các kỹ thuật tiến bộ thời bấy giờ đã trở thành nền tảng để hình thành nên các dòng gốm men phát triển ở các thời kỳ sau đó, đặc biệt thịnh vượng dưới triều đại nhà Lý và nhà Trần. 
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
Đồ gốm Việt Nam thời Lý - Trần, với loại hình phổ biến như liễn, ấm, đài sen, âu, bát, đĩa..., đã phát triển mang tính độc lập và đậm tính bản địa của người Việt. Lúc này, nhiều dòng gốm men mới ra đời và rất được ưa chuộng, gồm gốm men trắng, gốm men ngọc, gốm men xanh lục, gốm men nâu, gốm hoa nâu và gốm hoa lam xuất hiện lần đầu từ cuối thế kỷ 14. (Ảnh: Minh Duy)
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
Lư hương, men lam và nhiều màu, niên hiệu Chính Hòa thứ 9 (1688). (Ảnh: Minh Duy)
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
 Chân đèn, hoa lam, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 4 (1622). (Ảnh: Minh Duy)
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
 Đến giai đoạn giữa thế kỷ 15 và thế kỷ 17, giao thương giữa Việt Nam và các nước phát triển mạnh mẽ. Đồ gốm trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, “vượt qua biên giới” để sang thị trường Đông Nam Á, Đông Á và các nước vùng Tây Á xa xôi. Dòng men thịnh hành giai đoạn này phải kể đến dòng hoa lam, lam xám hoặc nhiều màu. Công nghệ vẽ màu trên men gốm hoa lam tạo cho vật dụng một vẻ đẹp quyền quý, cao sang.
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
 Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, nhiều biến động của lịch sử khiến các trung tâm sản xuất gốm trong nước dần "tắt lửa". Vượt qua những giai đoạn lịch sử khó khăn, trung tâm sản xuất gốm Bát Tràng vẫn tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay, trở thành một bảo tàng sống động về gốm sứ Việt Nam. 
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
Tượng thờ bằng gốm Bát Tràng, thế kỷ 19.
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
Các chuyên gia cũng chia sẻ, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có nghề sản xuất đồ gốm men ra đời sớm và phát triển liên tục cho tới ngày nay. 
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
 Triển lãm chuyên đề “Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên” nhằm nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. 
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
“Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên”, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn giới thiệu với công chúng trong và ngoài nước một bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị mỹ thuật cao trải dài trên 2000 năm phát triển của đồ gốm Việt Nam, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. 
Nét riêng biệt của gốm Việt nghìn năm -0
Triển lãm kéo dài đến hết 31/12/2021.
Văn hóa với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước