Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Ảnh tư liệu TTXVN

Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân với lời thề vì nước vì dân

Ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh tại khu rừng Trần Hưng Ðạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - Ðội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết phát biểu khai mạc Hội thảo.

Hội thảo khoa học “Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm vững bước dưới cờ Đảng"

Chiều 18/11, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm vững bước dưới cờ Đảng (22/12/1944-22/12/2024)”. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dự và chỉ đạo hội thảo.
Trung tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn phát biểu tại buổi Họp báo.

Họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức Họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
Làng nghề sản xuất bánh đa ở thị trấn Ðô Lương, huyện Ðô Lương, tỉnh Nghệ An.

Về đất thiêng Truông Bồn

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Truông Bồn được gọi là "túi bom", là "tọa độ lửa" bởi hàng chục nghìn quả bom Mỹ trút xuống, nhằm cắt đứt con đường huyết mạch kết nối hậu phương miền bắc với tiền tuyến miền nam. Một buổi sáng cách đây 56 năm, ngày 31/10/1968, khi làm nhiệm vụ san lấp hố bom, 13 trong số 14 thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 2, Ðại đội 317, Ðội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong Nghệ An đã anh dũng hy sinh. Các anh, chị, người trẻ tuổi nhất vừa tròn 17, người nhiều tuổi nhất cũng mới 22.
Một số cảnh ghi hình phim tài liệu "Vì họ là người lính".

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu "Vì họ là người lính"

"Vì họ là người lính" là bộ phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất với nội dung kể về những vất vả, gian khổ của người lính trong thời bình. Tiếp nối truyền thống anh hùng của người lính Bộ đội Cụ Hồ, thế hệ sau vẫn tận tâm, tận hiến, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.
Những con tàu nhỏ nhoi viết nên bản hùng ca trên biển.

Bản hùng ca trên biển của Hải quân nhân dân Việt Nam

Trong những năm chiến tranh chống Mỹ khốc liệt, lực lượng Hải quân đã nghiên cứu, tổ chức tuyến vận tải trên biển để chở vũ khí, trang bị, lực lượng vào chi viện cho chiến trường miền nam. Từ đó, hình thành nên con đường huyền thoại: Đường Hồ Chí Minh trên biển, góp phần to lớn, quan trọng cho công cuộc chiến đấu giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối.
Bức ảnh về Trung đội nữ lái xe huyền thoại trên đường Trường Sơn. (Ảnh: NVCC)

Gặp lại hoa khôi trong Trung đội nữ lái xe huyền thoại vượt Trường Sơn khói lửa

Từng được ví như hoa khôi trong Trung đội nữ lái xe huyền thoại vượt Trường Sơn gần 50 năm về trước, bà Bùi Thị Vân (79 tuổi) vẫn chưa thể quên những ngày tháng hào hùng thuở nào. Trở về với đời thường, những mảnh ký ức của chuỗi ngày ôm vô lăng, vượt mưa bom cùng 44 chị em trên tuyến lửa vẫn cứ loang loáng chảy trong tâm trí bà.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An cùng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) tổ chức tuần tra song phương biên giới.

Quân hàm xanh đổi thay miền biên giới

Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An triển khai nhiều chương trình giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói-giảm nghèo. Với cách làm sáng tạo, mô hình thiết thực, những người lính quân hàm xanh trở thành điểm tựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn biên giới.
Đại tá Nguyễn Quý.

Những ngày giành độc lập trong ký ức một đại tá

“Lúc đó ở thế hệ tôi, mình là nô lệ, mình bị thằng Tây đàn áp, sỉ nhục, coi thường, mình được vùng lên, nên mình thích lắm, rất hào hứng”, đại tá Nguyễn Quý, nguyên Cục trưởng Kỹ thuật - Bộ Tư lệnh Công binh, lý giải cảm giác trong những ngày đầu cách mạng của mình. Đã ngoài 90 tuổi, trong căn nhà ở Láng Hạ (Hà Nội), ông vẫn kể lại một cách rành mạch những câu chuyện của cuộc đời mình, từng chi tiết như vừa mới xảy ra. Năm 1945, ông Quý mới là cậu bé 12-13 tuổi, lẽo đẽo theo chân những người anh lớn nghe chuyện Việt Minh. Nhưng từ những ngày ấy, tinh thần cách mạng trong một gia đình cách mạng đã được nhen nhóm, và cho tới bây giờ, mỗi khi nhớ lại những ngày mùa thu năm 1945, ông Quý vẫn còn đầy niềm xúc động.
Buổi sinh hoạt ngoại khóa của Trường THCS Tiên Cát nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tại Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ.

Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.
Dấu tích của quân cảng sông Gianh là những cột cầu cảng rêu phong giữa dòng Gianh

Ký ức chiến thắng trận đầu trên sông Gianh

Cho đến bây giờ, sau 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền bắc (2 và 5/8/1964-2 và 5/8/2024), những chiến sĩ hải quân anh dũng ngày ấy giờ đây bước vào tuổi “xưa nay hiếm” song ký ức về trận đầu chiến thắng vẫn không phai mờ trong tâm trí họ. Để rồi cứ đến ngày 5/8 hằng năm, những người lính hải quân tham gia trận đầu tại sông Gianh, tỉnh Quảng Bình lại gặp nhau để ôn lại kỷ niệm hào hùng năm xưa và tri ân, tưởng nhớ đồng đội đã ngã xuống bên bến phà Gianh anh hùng.
Đoàn công tác cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm các nạn nhân trong trận động đất tại tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ.

Vận dụng "Ngoại giao cây tre Việt Nam" trong đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Chính sách đối ngoại quốc phòng theo tư tưởng “Ngoại giao cây tre Việt Nam” hiện nay đang là chủ đề nóng được dư luận trong nước và quốc tế rất quan tâm. Đây cũng là vấn đề mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước tập trung xuyên tạc, chống phá. Thực tế đã khẳng định chính sách đối ngoại quốc phòng theo tư tưởng “Ngoại giao cây tre Việt Nam” là kế sách quan trọng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy.
Đại tá Lê Hãn, nguyên đại đội trưởng pháo binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Người đại đội trưởng pháo binh đánh trận Điện Biên Phủ

Những ngày này khi cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi đã đến thăm ông Lê Hãn, một sĩ quan cao cấp của Quân đội, nguyên đại đội trưởng pháo binh đánh trận Điện Biên Phủ năm xưa. Tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng những hồi ức hào hùng vẫn in đậm trong ông.
Các chiến sĩ pháo binh của ta chuẩn bị cho giờ nổ súng tại chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ

Nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp xác định Điện Biên Phủ là địa bàn có ý nghĩa chiến lược; vì vậy, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm giữ Điện Biên Phủ để khống chế một phần Tây Bắc, củng cố Thượng Lào.
Các chiến sĩ công binh cắt hàng rào dây thép gai để mở đường cho lực lượng xung kích tấn công tiêu diệt cứ điểm 206, thuộc tuyến phòng ngự ngoại vi bảo vệ khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm và sân bay Mường Thanh. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).
Lực lượng pháo cao xạ của ta đã anh dũng chiến đấu và lập công xuất sắc, không chỉ bảo vệ bầu trời, yểm hộ bộ binh chiến đấu, mà còn góp phần chặn đứng việc chi viện bằng đường hàng không của quân Pháp tại Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, với đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định đánh bại hoàn toàn kế hoạch Nava, đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ là sức mạnh tổng hợp của nhiều nhân tố hợp thành, trong đó có tác chiến phòng không.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi tình hình chiến sự chiến trường miền Nam (5/7/1967). Ảnh tư liệu

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà lý luận chính trị quân sự xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mẫu mực, vị tướng tài trí, mưu lược. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhân dân và Quân đội. Đóng góp to lớn, nổi bật của Đại tướng thể hiện trên nhiều mặt, trong đó có những đóng góp xuất sắc về lý luận chính trị quân sự.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, ngày 30/12/1972.

Quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà quân sự kiệt xuất, vị Tổng Tư lệnh đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam, người đã có những cống hiến xuất sắc, góp phần vào nhiều thắng lợi quan trọng làm thay đổi lịch sử dân tộc, góp phần phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Ngày 19/8/1945, hàng vạn người dân Thủ đô dự míttinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố chào mừng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trường tồn cùng đất nước và dân tộc

Cách mạng Tháng Tám là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc ta. Cách đây 78 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã nhất tề nổi dậy tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, lật đổ chế độ thực dân và phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Tôn Đức Thắng, cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội trường tổ chức Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Hội Liên Việt. (Ảnh tư liệu)

Nơi ghi dấu hoạt động của Mặt trận Liên Việt trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

Xã Kiên Đài (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) là một trong những địa điểm được chọn làm nơi ở và làm việc của các lãnh tụ và nhiều cơ quan Trung ương trong giai đoạn từ 1948-1952 để chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Tại đây đã xác định được 23 điểm di tích lịch sử quan trọng, trong đó, có di tích lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, ở thôn Nà Bó (nay là thôn Làng Khây 1), là nơi ghi dấu những hoạt động của cán bộ Mặt trận Liên Việt trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Cựu chiến binh và nhân dân xã Trung Môn, huyện Yên Sơn đến thăm di tích Bia chiến thắng Km7.

Những trận đánh tại Tuyên Quang khiến quân Pháp khiếp sợ trong Chiến dịch Thu-Đông năm 1947

Trong Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông năm 1947, Tuyên Quang trở thành nỗi kinh hoàng của giặc Pháp với những trận đánh đã đi vào lịch sử. Những trận đánh liên tiếp trên trên các tuyến đường bộ đã giáng cho thực dân Pháp những đòn chí tử, góp phần quan trọng đập tan cuộc tấn công đầy tham vọng của đội quân viễn chinh Pháp, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến của ta.