Ngăn chặn bạo lực học đường

Diễn đàn có sự tham gia của nhiều nhà quản lý giáo dục, chuyên gia tâm lý.

Đừng im lặng trước bạo lực học đường

Chiều 17/5, tại Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, Nghệ An, Hội đồng đội Trung ương, Báo Tiền Phong phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Tỉnh Đoàn Nghệ An, tổ chức diễn đàn “Điều em muốn nói” lần II với chủ đề "Phòng, chống bạo lực học đường". 
Công an kiểm tra hành chính đồ dùng học sinh phổ thông mang tới lớp.

Thanh Hóa tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật của học sinh

Ngày 13/5, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Chủ động phòng ngừa bạo lực học đường, phát hiện, ngăn chặn học sinh vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, lực lượng Công an Thanh Hóa phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, kiểm soát học sinh sử dụng vật cấm, hung khí trong trường học.
Tiến sĩ Hồ Quang Hòa (trái), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam (giữa) chia sẻ về công tác tư vấn tham vấn tâm lý học đường.

Cần đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường

Việc triển khai mô hình phòng, chống bạo lực học đường phải là một tổng thể thống nhất. Trong đó, vai trò của các đội ngũ nhân viên chuyên trách trong trường học như nhân viên tham vấn học đường, công tác xã hội rất quan trọng trong việc tư vấn tâm lý, giúp trẻ vượt qua những áp lực tâm lý, stress, bạo lực học đường...
Ảnh minh họa.

Bảo đảm an toàn trường học, không để xảy ra bạo lực học đường

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc ảnh hưởng đến an toàn trường học như: Bạo lực học đường; giả danh giáo viên gọi điện cho phụ huynh học sinh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; dụ dỗ, lôi kéo học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, nhận và sử dụng quà từ người lạ dẫn đến ngộ độc; tình trạng ngộ độc, mất an toàn thực phẩm; tai nạn đuối nước...
Các em học sinh Trường tiểu học Phúc Sơn, Yên Bái. Ảnh: baodantoc.vn

Xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc" ở Yên Bái

Trước đây, việc đi học của học sinh ở Yên Bái gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân xuất phát từ nhận thức đến điều kiện sinh sống của người dân. Từ năm học 2021-2022, ngành giáo dục của tỉnh triển khai mô hình "Trường học hạnh phúc", nhiều đơn vị đã thực hiện các giải pháp, hướng đến mục tiêu "100% học sinh đều thích được đến lớp".
Những cuốn sách về đề tài bạo lực học đường. (Ảnh: Nhã Nam)

Những cuốn sách viết về bạo lực học đường

Bạo lực học đường, vấn nạn nhức nhối đối với trẻ khi đến trường đã được phản ánh qua nhiều tác phẩm được các nhà xuất bản chuyển ngữ và ấn hành tại Việt Nam. Không chỉ hướng dẫn tránh hoặc cách xử lý đối với nạn bạo lực học đường, nhiều cuốn sách còn như những lời kêu cứu, cảnh tỉnh khi chia sẻ về nỗi đau mà các nạn nhân và gia đình phải gánh chịu.
Mỹ triển khai các biện pháp kiểm soát an ninh chặt chẽ ở trường học. (Ảnh POSTAND COURIER)

Ngăn chặn bạo lực học đường: Kinh nghiệm của các nước

Tại nhiều nước trên thế giới, bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối từ lâu, thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Nhiều giải pháp, sáng kiến đang được thúc đẩy mạnh mẽ để phòng ngừa nạn bạo lực, nhằm bảo đảm môi trường học đường an toàn cho trẻ em học tập và phát triển.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội-Phó chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam.

Đừng để trẻ bế tắc, tuyệt vọng trong vòng xoáy bạo lực học đường

Đánh hội đồng, bè phái, nói xấu, trấn lột… là những hành vi bạo lực học đường đã âm ỉ từ lâu trong trường học, nhưng đã bị người lớn bỏ qua cho rằng đó là “sự nổi loạn của tuổi dậy thì”. Bạo lực học đường đã và đang tác động đến giới trẻ với những tổn thương sâu về mặt tâm lý, dẫn tới những biểu hiện stress, trầm cảm, tự làm hại bản thân… Khi bế tắc trong giải pháp giải quyết xung đột, có những em đã chọn cách tự kết thúc cuộc sống của mình. 
Nhức nhối nạn bạo lực học đường

Nhức nhối nạn bạo lực học đường

Thời gian qua liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ bạo lực học đường với mức độ ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn các tỉnh, thành phố, gây xôn xao trong dư luận. Hơn lúc nào hết, ngăn chặn nạn bạo lực học đường không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà đòi hỏi sự “vào cuộc” của toàn xã hội.

Học sinh Phan Thanh Lâm bị thương vùng đầu đang được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Tăng cường ngăn chặn bạo lực học đường ở Thanh Hóa

Liên quan tới vụ việc một học sinh trường THPT Lang Chánh (Thanh Hóa) bị bạn học hành hung, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa yêu cầu báo cáo làm rõ sự việc, xử lý kỷ luật các cá nhân có liên quan; đồng thời yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường ngăn chặn bạo lực học đường, bảo đảm an toàn, an ninh trường học.

back to top