Ngày 30/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội họp báo thông tin về kết quả thực hiện các chính sách lao động, người có công và xã hội 6 tháng năm 2024 và một số nhiệm vụ điều hành của Bộ trong những tháng cuối năm.
Ngày 8/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 với sự chủ trì của Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho biết, thực hiện cải cách tiền lương mới cần dựa trên việc xây dựng được vị trí việc làm và mức lương phù hợp. Tuy nhiên, đây là quá trình lâu dài, trong khi việc xác định vị trí việc làm hiện vẫn chưa đồng bộ, do đó, việc thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW vẫn chưa thể thực hiện được ngay.
Quốc hội tán thành người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm, có đề nghị thì được rút bảo hiểm xã hội một lần. Sau thời gian luật có hiệu lực thi hành sẽ không được rút bảo hiểm xã hội một lần nữa.
Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, khi chưa thực hiện được chính sách cải cách tiền lương mới theo vị trí việc làm, đại biểu Quốc hội cho rằng, việc tăng lương cơ sở 30% từ ngày 1/7/2024 theo đề xuất của Chính phủ là cần thiết.
Chính phủ đề xuất thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024 (chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay). Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Đầu giờ làm việc sáng 25/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, bổ sung một số nội dung xem xét, quyết định thuộc thẩm quyền, trong đó có công tác nhân sự.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội xem xét, cho ý kiến về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, chi chuyển nguồn cao là chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương.
Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đánh giá, một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ chưa trích lập nguồn cải cách tiền lương, sử dụng nguồn này chi không đúng quy định; một số đơn vị của các địa phương chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định 3.200 tỷ đồng.
Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm sửa đổi quy định này trong năm nay để tránh gây thiệt thòi cho người dân.
Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), trong đó quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu.
Theo đại biểu Quốc hội, các căn cứ pháp lý, quy định còn chưa đồng nhất đang gây khó cho đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ công vụ, do đó chưa thể chấn chỉnh, khắc phục được triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức.
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chức năng rà soát các văn bản hướng dẫn, các điều kiện “cần và đủ” để triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và Luật Công đoàn (sửa đổi) là hai dự án luật khó, nhất là liên quan đến nhiều đối tượng, tới người lao động với nhiều vấn đề đáng quan tâm, như rút bảo hiểm xã hội một lần, mức lương...
Chiều 4/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh trả lời câu hỏi của nhà báo liên quan vấn đề thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, xây dựng vị trí việc làm…
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Luật Phòng không nhân dân là luật hoàn toàn mới để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng ta về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, được thông qua bằng Nghị quyết số 44 tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) năm 2023.
Chủ trương và quyết định cải cách chế độ tiền lương của Đảng và Nhà nước là một bước phát triển về tư duy và quản trị xã hội được nhân dân, công nhân, viên chức đồng tình và hoan nghênh vì nó phù hợp với quy luật giữa lao động và tiền lương, quy luật tái sản xuất sức lao động.
Ngày 1/3, Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với 441 trưởng các phòng, đơn vị thuộc các ban, cơ quan Đảng; các sở, ban, ngành, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị-xã hội; các Đảng bộ trực thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện trong tỉnh năm 2024.
Theo Kế hoạch mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ, sẽ hoàn thiện các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định chính sách tiền lương mới đối với khu vực doanh nghiệp.
Nếu đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia được thông qua, lương vùng 1 nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng 2 là 4,41 triệu đồng; vùng 3 là 3,86 triệu đồng và vùng 4 là 3,45 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 135/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Từ ngày 1/7/2024, sẽ bỏ mức lương cơ sở khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công). Do đó, sẽ có một số thay đổi về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi thực hiện cải cách tiền lương.
Ngày 30/11, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có công văn gửi các cơ quan thông tấn, báo, đài về việc công bố Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn các nghị quyết cùng bạn đọc.
Sáng 29/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 22,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của cán bộ, công chức-viên chức cũng như nhiều đối tượng khác nhau. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, về chủ đề này.
Từ ngày 1/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, sẽ bỏ mức lương cơ sở, hệ số lương, xây dựng 5 bảng lương mới…
Theo Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua, Quốc hội đã đồng ý chuyển 19.040 tỷ đồng cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư của một số địa phương sang bố trí dự toán năm 2024 để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.
Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.