Ngày hội Cá tra Đồng Tháp - năm 2024 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đối tác gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, trao đổi thông tin thị trường. Ngày hội cũng nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu cá tra Đồng Tháp.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch xuất khẩu cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, cá tra đã trở thành một trong số ít các đối tượng xuất khẩu chiến lược, có tăng trưởng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay mặt hàng này đang gặp phải một số khó khăn thách thức về số lượng và chất lượng cá tra giống, những rào cản thương mại quốc tế…
Sản phẩm cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Lần đầu tiên kể từ đầu năm nay, giá trị xuất khẩu của sản phẩm này sang Mỹ đạt “triệu đô”.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu tháng 5/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 22 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ năm 2023. Tính đến 15/5/2024, lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt gần 175 triệu USD, giảm 14% so cùng kỳ năm 2023.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tới Việt Nam diễn ra từ ngày 18-22/3, Phái đoàn kinh tế Hà Lan do Bộ trưởng Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng thực phẩm Christianne van der Wal và Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Mark Harbers dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn và Triển lãm doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long; lắng nghe các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ về các hoạt động của mình tại khu vực này.
Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn và quan trọng của Việt Nam, nhất là từ tháng 8/2020 khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực với lợi thế ưu đãi về thuế quan. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường nhiều thách thức khi liên tục thay đổi các biện pháp về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động, thực vật cũng như đi đầu trong các xu hướng chuyển đổi nông nghiệp xanh, đòi hỏi các ngành hàng phải linh hoạt thích ứng để xuất khẩu bền vững.
Năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc), chiếm 20,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn rất lớn khi Việt Nam nâng cao hơn nữa chất lượng và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản.
Ngày 15/12, tại tỉnh An Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024”.
Sau thời gian trầm lắng, gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu, từ đầu quý IV đến nay, mặt hàng cá tra có dấu hiệu phục hồi. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), tính đến hết tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước đạt hơn 1,5 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu thủy sản bắt đầu tốt lên, có khả năng hồi phục vào quý III và IV năm 2023. Tuy nhiên, giá sản phẩm hiện tại vẫn đang ở mức thấp, lợi nhuận không nhiều, người dân có tâm lý “treo ao” chờ tín hiệu của thị trường.
Ngày 14/7, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức hội thảo quốc tế khởi động dự án nghiên cứu “Thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá da trơn (cá tra) ở lưu vực sông Mekong”.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, tính đến nửa đầu tháng 6/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức tiếp tục ghi nhận tăng trưởng dương trong khi hầu hết các thị trường chính đều sụt giảm từ 3%-61%. Đức là một trong số ít các thị trường giữ được đà tăng trưởng dương 2 con số về nhập khẩu cá tra Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023.
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong xu hướng sụt giảm chung tới hầu hết các thị trường, Brazil vẫn giữ vị trí là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư của cá tra Việt Nam, chiếm gần 7% tỷ trọng.
Khoa học công nghệ đã góp một phần không nhỏ, giúp duy trì ổn định việc nuôi trồng, chế biến cá tra, cung cấp nguồn thực phẩm có chất lượng cho thế giới và trong nước.
Năm 2022, ngành hàng cá tra đã tận dụng triệt để cơ hội về nhu cầu thị trường sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là cơ hội về giá nên giá trị xuất khẩu vượt trội so với sản lượng. Đồng thời, sự gia tăng sản lượng trong năm đã góp phần nâng cao giá trị của ngành hàng.
Ngày 13/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp báo công bố Lễ hội cá tra lần đầu tiên được tổ chức tại Đồng Tháp trong hai ngày từ 16 đến 17/12.
Trong năm 2022, lạm phát tác động đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu của các thị trường nên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có nhiều thời điểm chậm lại. Nhiều loại thủy sản xuất khẩu đối mặt khó khăn, tuy nhiên ngành cá tra lại tận dụng được cơ hội thiếu hụt trên một số thị trường chính để vươn lên mạnh mẽ. Trong 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra đã mang về hơn 2,2 tỷ USD, lọt vào tốp các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của ngành nông nghiệp và dự kiến cả năm 2022 sẽ đạt hơn 2,5 tỷ USD, tăng 58% so với năm 2021.
Ngày 18/8, tại thành phố Cao Lãnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tăng cường kiểm soát chất lượng giống cá tra.
Trong 11 tháng, số lô hàng cá tra bị phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm khi thẩm tra, kiểm tra trước xuất khẩu là 23 lô. Đặc biệt, không có lô hàng bị cảnh báo chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bởi các thị trường nhập khẩu có yêu cầu kiểm tra, chứng nhận bởi Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản trước khi xuất khẩu.
Năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến giữa tháng 11 vẫn đạt 1,3 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngày 30/6, Bộ Công thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) cho giai đoạn rà soát từ ngày 1/8/2018 đến ngày 31/7/2019 đối với cá tra-basa của Việt Nam.
Cá tra Việt Nam đã có mặt ở hơn 140 thị trường ở nước ngoài, nhưng lại chưa thực sự chinh phục được thị trường trong nước, đặc biệt ở miền bắc. Vì vậy, giải pháp đưa cá tra đến gần hơn với người tiêu dùng nội địa đang được đẩy mạnh triển khai, khi dịch Covid-19 khiến xuất khẩu gặp khó.