Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch xuất khẩu cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.
Cuối tháng 10 vừa qua, Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA) đã được ký kết, trở thành hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Arab, là tiền đề quan trọng để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh sang Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE); trong đó có các mặt hàng nông sản chủ lực như: thủy sản, gạo, rau quả, cà-phê và hồ tiêu...
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 7 năm nay, xuất khẩu tôm ghi nhận tăng trưởng ở hầu hết các thị trường tiêu thụ chính.
Sản phẩm cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Lần đầu tiên kể từ đầu năm nay, giá trị xuất khẩu của sản phẩm này sang Mỹ đạt “triệu đô”.
Với dân số khoảng hơn 100 triệu người, thị trường trong nước có thể coi là sân nhà tiềm năng cho nông sản Việt Nam đẩy mạnh tiêu thụ. Khi khai thác tốt khu vực thị trường này thì ngoài việc giảm chi phí vận chuyển, gia tăng giá trị hàng hóa còn tạo ra sự ổn định về đầu ra cho nhiều mặt hàng, nhất là trong những thời điểm thị trường thế giới biến động, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), tháng 6/2024, xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 875 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản thu về hơn 4,4 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi công văn tới Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị tháo gỡ một số vướng mắc, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản phát triển.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu tháng 5/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 22 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ năm 2023. Tính đến 15/5/2024, lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt gần 175 triệu USD, giảm 14% so cùng kỳ năm 2023.
Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ký văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị một số quy định bất cập trong Nghị định 37/2024/NĐ-CP, sẽ có hiệu lực từ ngày 19/5.
Năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc), chiếm 20,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn rất lớn khi Việt Nam nâng cao hơn nữa chất lượng và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản.
Chiều 7/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 4.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ có xu hướng khả quan hơn trong các tháng cuối năm 2023, bởi thời gian tới nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tốt lên, nhất là khi lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch đang đến gần.
Ngày 23/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam 2023 (Vietfish 2023) do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức đã chính thức khai mạc.
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức buổi làm việc với các ngân hàng thương mại cùng một số bộ, ngành để trao đổi, thống nhất việc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 167/TB-VPCP về tín dụng đối với doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản tháng 4 tiếp tục sụt giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế bốn tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 2,6 tỷ USD, giảm hơn 31% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường chủ lực như Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản… đều sụt giảm đáng kể.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam, mặc dù xuất khẩu sang thị trường này cũng bị giảm 11%, chỉ đạt hơn 310 triệu USD trong quý I/2023.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ năm 2019. Sau 3 năm có hiệu lực, CPTPP đã trở thành đòn bẩy cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang nhiều thị trường mới.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 10/2021 đạt 66,8 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. VASEP dự báo xuất khẩu mực, bạch tuộc trong cả năm 2021 dự kiến đạt hơn 590 triệu USD, tăng 13% so với năm 2020.
Do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh nên hoạt động xuất khẩu hàng hóa giảm sút những tháng gần đây.
Sau chuỗi tăng trưởng liên tục, bắt đầu từ tháng 8/2021, các chỉ số xuất khẩu thủy sản đều giảm: Sản lượng giảm 2,6%, kim ngạch xuất khẩu giảm 36% và hầu hết các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc và cá biển khác đều giảm từ 35 - 40% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này cho thấy, dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp tới xuất khẩu thủy sản và mục tiêu xuất khẩu thủy sản cả năm là 8,8 tỷ USD trở nên rất khó khăn.