Các đại biểu tham dự diễn đàn.

Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp về giải pháp phát triển chăn nuôi an toàn sinh học

Ngày 31/5, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi an toàn sinh học tạo sản phẩm an toàn thực phẩm nhằm phát triển chăn nuôi bền vững”.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn

Thời gian qua, trên cả nước liên tục phát hiện các vụ vi phạm quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ðáng lo ngại, vẫn còn tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ thẩm lậu qua biên giới với số lượng không nhỏ, nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường nội địa.
Lực lượng quản lý thị trường thành phố kiểm tra hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. (Ảnh Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh)

Ngăn chặn thực phẩm bẩn

Chỉ trong thời gian ngắn, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu. Các cơ quan chức năng đã triển khai các biện pháp kiểm soát thị trường thực phẩm để ngăn ngừa thực phẩm “bẩn” gây ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.
Một quầy bán thức ăn chế biến sẵn trên vỉa hè tại quận Hà Ðông (thành phố Hà Nội).

Ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp hè

Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm ở nhiều địa phương, trong đó có một số vụ ngộ độc làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị. Ngành y tế nhận định, từ nay đến tháng 8 là thời điểm thường gia tăng các vụ ngộ độc do thời tiết nắng nóng dễ khiến thức ăn, thực phẩm bị ôi, thiu... dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm hay mắc bệnh truyền qua thực phẩm.
Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Thái Bình kiểm tra việc lưu mẫu và thực phẩm test nhanh dụng cụ đựng thực phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn May Lan Lan.

Thái Bình xử lý hơn 200 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm

Hàng loạt tồn tại, khó khăn trong phát hiện, kiểm soát và ngăn ngừa những vi phạm về an toàn thực phẩm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong thời gian qua đã được chỉ ra tại hội nghị đánh giá công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức ngày 15/4.
Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội kiểm tra một siêu thị trên địa bàn quận Tây Hồ. (Ảnh Thu Trang)

Chủ động kiểm soát nguồn gốc thực phẩm

Mùa hè, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi-rút phát triển, xâm nhập, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, cùng với sự chủ động của các cơ quan, ngành chức năng trong kiểm soát nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP)... người dân cần tự trang bị, nâng cao kiến thức trong lựa chọn, sử dụng, bảo quản thực phẩm.
Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. (Ảnh ĐỖ VI)

Chung tay bảo đảm an toàn thực phẩm

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong. Mới đây, ngày 5/4, tại một số trường học trên địa bàn thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) xảy ra vụ việc hàng chục học sinh nghi ngộ độc thực phẩm, trong đó có một trường hợp tử vong.
Một gian hàng bán đồ ăn tại Khu di tích Đền Và, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. (Ảnh: LỘC XUÂN)

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Trước Tết Nguyên đán, Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện trên địa bàn có tổ chức lễ, hội tập trung tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, qua thực tế một số lễ hội ở Hà Nội, tình trạng mất ATTP vẫn đáng lo ngại.
Một sạp hoa quả tươi tại chợ Viềng, Nam Định. Ảnh: NHẬT QUANG

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tại các lễ hội

Hiện nay, trên cả nước đang diễn ra các lễ hội mùa xuân. Các lễ hội mùa xuân luôn thu hút đông đảo người dân sở tại, du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái, tham quan, với hàng nghìn, cho đến hàng triệu lượt. Ði kèm lễ hội xuân, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng đột biến, nhất là nước giải khát, nước đá, loại thực phẩm bao gói sẵn, thực phẩm ăn ngay trong khu vực lễ hội.
Lực lượng chức năng tỉnh Yên Bái kiểm tra, phát hiện xe tải chở 10 tấn nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ. (Ảnh HƯƠNG QUẾ)

Nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm

Dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, nhiều đối tượng tìm mọi cách tuồn vào thị trường các loại hàng hóa, thực phẩm kém chất lượng… để kiếm lời, gây lo lắng cho người tiêu dùng. Mỗi dịp cuối năm, mặc dù cơ quan chức năng ra quân thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh truy quét, nhưng tình trạng này vẫn diễn ra.
Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. (Ảnh ĐỖ VI)

Lo ngại chất lượng an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố

Không chỉ tiện lợi, tiết kiệm thời gian, những năm gần đây, thức ăn đường phố còn trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của người dân thủ đô. Tuy nhiên, do việc quản lý các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố còn nhiều bất cập, là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm trong thời gian qua.
Người dân mua sắm thực phẩm phục vụ những ngày Tết tại các hội chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết

Thời điểm cuối năm, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm từ khắp nơi đổ về Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là lúc những mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ được trà trộn với hàng thật. Do đó, kiểm soát an toàn thực phẩm giai đoạn này càng phải được cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý.