Thực hiện ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể những khó khăn, vướng mắc của dự án BOT giao thông trong cả nước và xây dựng giải pháp xử lý phù hợp.
Thu không đủ trả lãi ngân hàng vì tình trạng xe ô-tô tìm cách đi vào đường dân sinh để né trạm thu phí. Người dân sống gần trạm thu phí bức xúc, lo lắng vì đường dân sinh hư hỏng, nguy cơ tai nạn rình rập mỗi ngày. Tình trạng trên xảy ra từ hơn một năm qua, khiến chủ đầu tư trạm thu phí BOT Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đứng trước nguy cơ phá sản.
Ngày 16/9, Công ty Cổ phần xi-măng Vicem Hà Tiên cho biết, từ ngày 17/9/2024, đơn vị sẽ bắt đầu thực hiện thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ dự án BOT xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).
Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh có tính đột phá để thành phố phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 98 vẫn còn những khó khăn, vướng mắc do có nhiều tiền lệ vượt ngoài quy định hiện hành của cả nước, nhất là việc triển khai, thực hiện các dự án đầu tư bằng hình thức đối tác công-tư (PPP).
Ngày 5/1, Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai cho biết, Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm đã ký quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư, mua sắm mới của Dự án xây dựng cầu Đồng Nai và tuyến hai đầu cầu từ ngã ba Tân Vạn đến cuối tuyến tránh thành phố Biên Hòa theo hình thức hợp đồng BOT (gọi tắt là Dự án BOT cầu Đồng Nai).
Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình triển khai nhiều dự án xây dựng các tuyến đường giao thông, trong đó có các tuyến đường ngang đã được thi công cơ bản hoàn thành nhưng còn vướng mắc, chưa đấu nối được với hai dự án BOT là đường tránh Quốc lộ 1A. Thực tế này đã ảnh hưởng rất lớn phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, cần sớm tháo gỡ để tạo thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Tại phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, 7/11, theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, vấn đề đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo phương thức PPP tiếp tục được các đại biểu Quốc hội đặt ra đối với Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng.
Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, trong quá trình làm đường cao tốc, bộ đã chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công cố gắng tối đa tránh ảnh hưởng đến người dân, công trình.
Cơ sở hạ tầng giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết 98/2023/QH15 (ngày 24/6/2023) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá sẽ mở ra nhiều cơ hội, tạo cú hích để hạ tầng giao thông thành phố được đầu tư, phát triển, nhất là các dự án đầu tư trên các tuyến đường giao thông hiện hữu theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao).
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa đề xuất phân chia Dự án PPP thành phần 3 (xây dựng đường cao tốc) thuộc Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô thành Dự án thành phần hạng mục 3.1 (sử dụng vốn ngân sách) và Dự án thành phần 3.2 (sử dụng vốn đầu tư BOT).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần tiếp tục tái cơ cấu thị trường vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần các phương thức vận tải đường thủy nội địa và đường sắt.
Cho rằng những vụ việc xảy ra trong hoạt động đăng kiểm vừa qua là hết sức nghiêm trọng, gây hệ lụy lớn cho doanh nghiệp và người dân, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để tập trung tháo gỡ, khôi phục hoạt động đăng kiểm, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Ngày 31/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.
Ngày 25/4, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2023 sẽ đạt 3,6%. BoT nhấn mạnh, với nhịp độ hồi phục hiện nay, kinh tế Thái Lan cần ưu tiên triển khai các biện pháp kinh tế để hỗ trợ ổn định kinh tế và tăng trưởng tiềm năng trong dài hạn.
Nhiều dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công-tư (PPP) hiện nay đang lâm vào tình cảnh bế tắc khi phải đối mặt với những bất cập kéo dài. Điều đáng nói, những bất cập đó không xuất phát từ phía các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần BOT Bắc Giang-Lạng Sơn, đơn vị quản lý, vận hành tuyến cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn cho biết, sau gần 3 năm đi vào khai thác, phương án tài chính của dự án chỉ đạt 31,5% so với phương án ban đầu, khiến dự án gặp nhiều ách tắc.
Ngày 25/11. Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Cục đã có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (BVEC) giải quyết các nội dung tồn đọng và xác định thời gian thu phí của dự án BOT đầu tư xây dựng mở rộng Quốc lộ 51 đoạn từ Km0+900÷Km73+600 từ Biên Hòa-Vũng Tàu theo hình thức hợp đồng BOT.
Sau 6 ngày vận hành thu phí thử nghiệm (không thu tiền) trên cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận (từ 14 giờ ngày 23/6 đến 14 giờ ngày 29/6), đơn vị quản lý, vận hành đã phục vụ hơn 186.700 lượt xe, trung bình mỗi ngày có khoảng 31.100 lượt xe.
Chiều 31-10, Công ty TNHH BOT quốc lộ 1K đã tạm dừng thu phí tại hai trạm BOT thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1K, đoạn km 2+487 đến km 12+971 trên địa phận tỉnh Đồng Nai - Bình Dương - TP Hồ Chí Minh. Việc tạm dừng thu phí theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN).
Ngày 20-8, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐB Việt Nam) có văn bản gửi nhà đầu tư và một số cơ quan liên quan yêu cầu tạm dừng thu phí dự án cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu (từ ngã ba Tân Vạn đến điểm cuối tuyến tránh TP Biên Hoà) theo hình thức BOT từ thời điểm 13 giờ 30 phút ngày 24-8 tới để xử lý các vướng mắc.