Bất cập chính sách phân bổ, hạch toán lãi vay
Những năm gần đây, nhiều công trình hạ tầng giao thông đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP, loại hình thức hợp đồng BOT) đã được hoàn thành đưa vào khai thác, giải quyết một phần khó khăn của ngành giao thông trên cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại khu vực nói riêng và cả nước nói chung.
Mới đây, VARSI nhận được văn bản số 934/2021/DCG của Tập đoàn Đèo Cả đề nghị VARSI báo cáo Chính phủ và các bộ ngành quan tâm giải quyết các vướng mắc tại các dự án đầu tư hạ tầng giao thông BOT. Với vai trò cầu nối các thành viên Hiệp hội với các cơ quan quản lý Nhà nước, VARSI nhận định, đặc thù một doanh nghiệp đầu tư hạ tầng có tổng vốn đầu tư rất lớn, trong đó chủ yếu là vốn vay ngân hàng nên khoản chi phí lãi vay trong các các năm đầu khi dự án mới đưa vào vận hành rất cao, do số dư tính lãi lớn (giảm dần vào các năm sau); ngược lại doanh thu các năm đầu lại thấp và tăng dần vào các năm sau (do tăng trưởng lưu lượng xe, tăng giá vé theo lộ trình…).
Việc ghi nhận chi phí lãi vay theo quy định hiện nay của Bộ Tài chính sẽ dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm đầu là khoản lỗ lớn và những năm cuối dự án lợi nhuận rất cao. Điều này không phù hợp bản chất của dự án BOT và chuẩn mực tài chính quốc tế, vì tại hợp đồng dự án được các bên ký đã thống nhất phải bảo đảm lợi nhuận hằng năm theo tỷ suất sinh lời trong suốt vòng đời của dự án. Mặc dù Bộ Tài chính đã nhận thức rõ bất cập trên và tiến hành lấy ý kiến các bộ ngành từ năm 2018 để nghiên cứu điều chỉnh, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có kết quả.
Vướng mắc hoàn thuế giá trị gia tăng
Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả (dự án Đèo Cả) bao gồm hầm Cổ Mã, hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân, được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư với tổng mức đầu tư 21.612 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, đã phát huy hiệu quả kinh tế, giảm tai nạn giao thông, nâng cao năng lực vận tải đường bộ, kết nối và phát triển kinh tế khu vực.
vào của dự án. Tuy nhiên, phương án tài chính của dự án này đang bị phá vỡ do nhiều vướng mắc, bất cập và thay đổi chính sách, trong đó gồm vướng mắc phát sinh từ việc không được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Cụ thể, PGS, TS Trần Chủng, Chủ tịch VARSI phân tích, các hóa đơn đầu vào phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng dự án phát sinh sau ngày dự án đưa vào hoạt động thu phí thì không được hoàn thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, do đặc thù của công tác nghiệm thu thanh quyết toán kéo dài, sau khi dự án này đưa vào sử dụng, khối lượng thi công các nhà thầu hoàn thiện hồ sơ và xuất hóa đơn với tổng giá trị thuế giá trị gia tăng là 202,1 tỷ đồng. Nếu số thuế này không được hoàn và yêu cầu bù trừ với thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động thu phí thì Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả - doanh nghiệp dự án sẽ phải thực hiện bù trừ trong vòng khoảng 6 năm, gây thiếu hụt dòng tiền, phát sinh thêm lãi vay, dẫn đến phá vỡ phương án tài chính của dự án, không bảo đảm chi phí vận hành để duy trì hoạt động lưu thông qua các hầm.
Theo phương án tài chính được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, tiền hoàn thuế là một dòng tiền
Nội dung này, khi thực hiện kiểm toán hoạt động xây dựng về việc quản lý sử dụng vốn đầu tư dự án, Kiểm toán Nhà nước đã có ý kiến đánh giá tại Báo cáo kiểm toán số 384/KTNN-TH ngày 6/9/2019; số 425/KTNN-TH ngày 5/4/2019: “… Đến thời điểm 31/5/2019, số thuế giá trị gia tăng phát sinh trong thời gian thi công của hạng mục hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông chưa được hoàn (tính từ thời điểm bắt đầu thu phí) dẫn đến mất cân đối dòng tiền, thâm hụt dòng tiền vào của dự án” và kết luận: “… Đối với khó khăn, vướng mắc trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng của dự án làm ảnh hưởng đến phương án tài chính, đề nghị Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả làm việc với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng có liên quan, báo cáo Chính phủ xem xét để giải quyết”.
Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả đã nhiều lần báo cáo các cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và môi trường đầu tư.
Trên cơ sở các vướng mắc nêu trên, PGS, TS Trần Chủng, Chủ tịch VARSI kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp để nhà đầu tư BOT được ghi nhận, phân bổ chi phí lãi vay các dự án BOT, tránh kéo dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Đồng thời, giải quyết việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với những hóa đơn phát sinh cho doanh nghiệp BOT sau thời điểm đưa dự án vào khai thác.
VARSI được thành lập theo Quyết định số 72/QĐ-BNV ngày 22/1/2019 và Quyết định số 460/QĐ-BNV ngày 31/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. VARSI là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện, không vụ lợi, tập hợp các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đầu tư công trình giao thông đường bộ. Thời gian qua, VARSI đã tích cực tham gia, đóng góp ý kiến để hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực hạ tầng giao thông.