Người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhập viện trong tình trạng nguy kịch với nguy cơ tử vong cao đã được cứu sống nhờ những nỗ lực đến cùng của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương và sự quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ tài chính của rất nhiều tấm lòng nhân ái trong thời gian vừa qua.
“Mấy tháng sau ghép phổi, tôi mới được nhìn vợ qua cuộc gọi video. Cô ấy chưa nói được gì, chỉ chảy nước mắt vẫy tay, cả gia đình cũng không cầm được nước mắt”, anh Nguyễn Minh Hạnh xúc động nói, nhìn vợ Trịnh Thị Hiền đang dần bình phục. Hai bệnh nhân được ghép tạng trước đó là ông Nguyễn Xuân Toại và em Nguyễn Anh Thư cũng mừng mừng, tủi tủi chúc mừng gia đình anh Hạnh.
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã thăm hỏi và tặng hàng chục phần quà cho các bệnh nhân là thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng...
Việt Nam đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát hiện bệnh lao. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo được gắn vào các máy X-quang, theo các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, máy sẽ có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. Nhờ đó, hiệu quả phát hiện bệnh lao đã tăng gấp đôi.
Sự phối hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền một cách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh, đặc biệt là hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao.
50 ngày sau khi nhận lá phổi hiến, Phạm Anh Thư chính thức được xuất viện với niềm hạnh phúc lớn lao của cả gia đình em. Trong buổi chia tay nơi đã mang lại cuộc đời mới cho mình, nữ sinh 21 tuổi không kìm được nước mắt, nghẹn ngào nói: “Em hứa sẽ cố gắng thật tốt và xin được gửi lời cảm ơn các thầy thuốc đã yêu thương em như người thân ruột thịt trong nhà”.
Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao (24/3), Việt Nam đưa ra chủ đề là "Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao", như một lời hồi đáp, khẳng định những nỗ lực, quyết tâm, khát vọng ở mức cao nhất trong công tác phòng chống lao; đồng thời khẳng định mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam là hoàn toàn có thể.
4 năm sau cuộc đại phẫu nhận lá phổi hiến, ông Nguyễn Xuân T. khỏe mạnh kỳ tích. Cô gái 21 tuổi vừa nhận lá phổi hiến chiều tối 30 Tết cũng đã đi những bước vững vàng. Họ cùng gặp nhau trong cuộc tri ân đặc biệt - tri ân những thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam.
28 Tết, cô gái 21 tuổi được cho xuất viện về Bắc Kạn, không còn nhiều hy vọng vì căn bệnh phổi giai đoạn cuối khiến cô suy kiệt. Nhưng phép màu đã đến với cô bé vào đúng ngày 30 Tết khi có tạng hiến phù hợp. Trải qua cuộc đại phẫu lớn nhất trong đời, nhận hai lá phổi hiến từ người khác, cô gái 21 tuổi bật khóc vì hạnh phúc được sống cuộc đời mới trong ngày đầu xuân Giáp Thìn.
Việt Nam là nước có gánh nặng nấm Aspergillus phổi mạn tính đứng thứ 5 trên thế giới với trên 55.000 ca. Đây là căn bệnh khó khăn trong chẩn đoán, tỷ lệ tử vong cao nhưng chưa được người dân quan tâm.
Năm 2023 là năm phát hiện và thu nhận được số bệnh nhân lao, lao kháng đa thuốc cao nhất trong giai đoạn 10 năm trở lại đây nhờ một loạt các biện pháp chủ động phát hiện, tìm kiếm người bệnh đưa vào quản lý, điều trị.
Số lượng đối tượng mắc bệnh lao, lao/HIV hằng năm được phát hiện thu dung điều trị tại trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng vào khoảng 2.000 phạm nhân. Trong khi trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các trại giam chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đây là nguy cơ khiến bệnh lao có thể lây lan, khó khống chế dịch bệnh.
Dù có những lúc phải ngừng ca mổ vì cấu trúc giải phẫu của khối u quá phức tạp, các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương cũng đã thành công loại bỏ khối u xơ đơn độc của phổi, kích thước khối u to chừng 2kg, chiếm hầu hết thể tích lồng ngực bên trái cho bệnh nhân 40 tuổi.
Bệnh nhân mắc khối u phế quản lớn, chèn ép toàn bộ đường thở, sự sống chỉ có thể kéo dài 1-2 tuần nữa nếu không được phẫu thuật kịp thời. Để cứu sống người bệnh, các bác sĩ phải trải qua ca phẫu thuật khó khăn chưa từng ghi nhận tại Việt Nam.
Việt Nam cam kết cùng các quốc gia trên thế giới thúc đẩy tiến trình phát triển vaccine phòng ngừa lao của Tổ chức Y tế thế giới, từ đó cùng nhau xây dựng một thế giới không bệnh lao.
Mắc u thùy dưới phổi trái, chị H.T.D (49 tuổi) đối diện với một ca phẫu thuật có thể phải cắt toàn bộ lá phổi trái. Thế nhưng bằng kỹ thuật lần đầu tiên được chuyển giao tại Việt Nam, chị T. chỉ cắt thùy dưới phổi trái và được tạo hình phế quản, mạch máu ngay trong phẫu thuật.
Mặc dù số ca nhiễm lao mới được phát hiện đã tăng hơn so cùng kỳ năm 2022, nhưng Chương trình Chống lao quốc gia trong 6 tháng đầu năm cũng mới phát hiện được 51.254 ca bệnh nhiễm lao mới, đạt 37,1% chỉ tiêu so với kế hoạch cả năm là 138.000 ca.
Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Phổi Trung ương vinh dự trở thành phòng xét nghiệm giải phẫu đầu tiên tại miền bắc thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp công lập đạt chứng chỉ ISO 15189:2012.
Hơn 3 tháng ròng rã ho không dứt, T.L (20 tuổi, sinh viên tại Hà Nội) phát hiện mình mắc bệnh lao phổi sau khi được làm các xét nghiệm chuyên sâu. L. không biết mình bị lây bệnh lao từ đâu.
Bệnh viện Phổi Trung ương vừa phối hợp với Bệnh viện Phổi Ninh Bình và huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình tổ chức chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân, với tổng kinh phí trị giá hàng trăm triệu đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.
Ứng dụng tế bào gốc và tế bào miễn dịch trong điều trị bệnh phổi giai đoạn muộn là phương pháp điều trị mới đang được thử nghiệm lâm sàng chứng minh có khả năng chống viêm và giảm xơ phổi.
Sau 3 năm ghép phổi, bệnh nhân N.X.T (Bỉm Sơn, Thanh Hoá) đã có một cuộc sống mới khỏe mạnh kỳ diệu. Ông là bệnh nhân được ghép phổi thành công toàn diện nhất tại Việt Nam, đạt mức độ cao nhất như ở Đại học University of California, San Francisco (UCSF) tại Hoa Kỳ.
Ngày 24/3, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình chống lao quốc gia tổ chức lễ kỷ niệm Ngày thế giới phòng chống lao có chủ đề là "Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao".
Sáng 7/3, tại Hà Nội, đại diện Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét (viết tắt là Quỹ toàn cầu) và bà Lê Nữ Thùy Dương, Phó Chủ tịch Tập đoàn KN đã thăm Bệnh viện Phổi Trung ương - nơi thụ hưởng chính sự hỗ trợ từ Quỹ cho các chương trình cải tiến và phòng chống bệnh lao tại Việt Nam.
Chỉ sau 5 năm mắc nấm phổi mãn tính mà không được điều trị, người bệnh có thể liên tục ho ra máu và có nguy cơ tử vong. Việt Nam được ước tính có khoảng 55 nghìn người mắc nấm phổi, nhưng mới chỉ có dưới 5 nghìn người được tầm soát. Còn một con số quá lớn bị bỏ quên ngoài cộng đồng.
Một trong những hoạt động thiết thực mà Chương trình phòng, chống lao Quốc gia hướng tới là vận động các bà mẹ, đoàn thanh niên tham gia mạnh mẽ vào công tác tuyên truyền về phòng, chống lao. Việc này có giá trị lớn trong bảo vệ người thân trong gia đình trước bệnh lý lao đang ngày càng gia tăng ở trẻ.
Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh phổi mô kẽ khoảng 6-7% tổng số bệnh nhân trong Khoa Hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương. Tuy nhiên, các trường hợp này hầu hết đều nặng, có những trường hợp tử vong vì chủ quan bỏ điều trị, đến viện muộn. Vì vậy, cần có một chiến lược quản lý bệnh phổi kẽ trên toàn quốc.
Chiều 14/12, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương và bổ nhiệm lại Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phổi Trung ương.
Trong gần 2 tuần thời tiết trở lạnh, số bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp, phổi tắc nghẽn mãn tính phải nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh phổi mãn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương tăng mạnh lên tới 130-150%.