Ngày 19/11, tại Bệnh viện Phổi Trung ương, Bộ môn Lao và Bệnh phổi - Trường đại học Y Hà Nội kỷ niệm 65 năm thành lập ghi dấu mốc quan trọng đánh dấu chặng đường phát triển đầy tự hào của bộ môn, đồng thời ra mắt bộ tài liệu giảng dạy sau đại học chuyên ngành lao, phổi.
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố hôm qua cho biết, bệnh lao đã thay thế Covid-19 để trở thành bệnh truyền nhiễm hàng đầu gây tử vong vào năm 2023, đồng thời nêu bật những thách thức trong nỗ lực toàn cầu nhằm xóa bỏ căn bệnh này.
Trong giai đoạn nửa cuối năm 2024, với sự đồng hành và nỗ lực của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chương trình Chống lao quốc gia kỳ vọng con số phát hiện sẽ tiếp tục được cải thiện, đáp ứng được mục tiêu và chỉ số của các dự án, cũng như của chương trình đề ra.
Ngày 12/9, tại Tiền Giang, Bệnh viện Phổi Trung ương-Chương trình chống lao quốc gia phối hợp với dự án USAID hỗ trợ chấm dứt bệnh lao tổ chức Hội thảo vận động tăng cường cam kết của địa phương cho công tác phòng, chống lao 11 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Dịch tễ lao ở tỉnh Đồng Tháp còn rất cao. Sự hiểu biết về bệnh lao trong cộng đồng còn hạn chế, phần lớn các ca phát hiện bệnh lao trễ, bệnh có dấu hiệu nặng và có bệnh lý đi kèm.
Ðể đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao còn rất nhiều việc phải làm, cần có quyết tâm chính trị và sự vào cuộc của toàn thể nhân dân cũng như những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức. Tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao mới đây, những khó khăn đã được chỉ rõ và các giải pháp cũng được “gọi tên”, thậm chí có ý kiến cho rằng, chống lao đừng như chống lũ cuối nguồn.
Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao (24/3), Việt Nam đưa ra chủ đề là "Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao", như một lời hồi đáp, khẳng định những nỗ lực, quyết tâm, khát vọng ở mức cao nhất trong công tác phòng chống lao; đồng thời khẳng định mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam là hoàn toàn có thể.
Việt Nam là nước có gánh nặng nấm Aspergillus phổi mạn tính đứng thứ 5 trên thế giới với trên 55.000 ca. Đây là căn bệnh khó khăn trong chẩn đoán, tỷ lệ tử vong cao nhưng chưa được người dân quan tâm.
NDO - Ngày 9/11, được sự hỗ trợ của Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình chống lao quốc gia, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình triển khai các điểm khám phát hiện chủ động bệnh nhân lao cộng đồng tại 10 xã biên giới của tỉnh, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngày 27/10, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, chương trình Chống lao quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phối hợp cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động phát hiện bệnh lao, lao tiềm ẩn giai đoạn 2020-2023 và định hướng hoạt động giai đoạn 2024-2025 tại An Giang.
Chương trình Chống lao quốc gia, Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp Bệnh viện Phổi tỉnh Yên Bái, Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải vừa khám, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí kết hợp khám sàng lọc bệnh lao cho người dân xã Hồ Bốn, nơi vừa trải qua cơn bão.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, số người chết vì bệnh lao đã tăng trở lại vào năm 2022, do những gián đoạn y tế gây ra bởi đại dịch Covid-19, xung đột và các cuộc khủng hoảng khác. WHO cũng đưa ra thông báo sẽ mở rộng phạm vi của Sáng kiến của Tổng Giám đốc Tedros Ghebreyesus (T.Ghê-brây-ê-xút), hướng đến loại bỏ căn bệnh truyền nhiễm giết người hàng đầu thế giới này vào năm 2030.
Ngày 24/3, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình chống lao quốc gia tổ chức lễ kỷ niệm Ngày thế giới phòng chống lao có chủ đề là "Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao".
Một trong những hoạt động thiết thực mà Chương trình phòng, chống lao Quốc gia hướng tới là vận động các bà mẹ, đoàn thanh niên tham gia mạnh mẽ vào công tác tuyên truyền về phòng, chống lao. Việc này có giá trị lớn trong bảo vệ người thân trong gia đình trước bệnh lý lao đang ngày càng gia tăng ở trẻ.
Gánh nặng bệnh lao ở Việt Nam hiện còn ở mức cao. Không chỉ về ảnh hưởng sức khỏe, gia đình của những bệnh nhân lao cũng phải đối mặt với những áp lực về kinh tế, cùng những mối lo thường trực như giảm thu nhập, lâm vào cảnh nghèo vì bệnh tật…
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đánh giá, 65 năm qua, Bệnh viện Phổi Trung ương không chỉ có nhiều thành công trong khám chữa bệnh và khoa học công nghệ mà còn xây dựng được một mạng lưới phòng, chống lao và bệnh phổi toàn quốc, kêu gọi được nhiều đối tác trong nước và quốc tế tham gia.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính bệnh lao đã giết chết 1,6 triệu người trong năm 2021, cao hơn con số ước tính là 1,5 triệu ca tử vong vào năm 2020 và 1,4 triệu trường hợp không qua khỏi trong năm 2019.
Chủ tịch Liên minh toàn cầu phát triển thuốc chữa trị bệnh lao (TB Alliance) Mel Spigelman mới đây cảnh báo, sau những nỗ lực lớn chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, bệnh lao đã trở lại là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới, do thiếu sự tập trung vào công tác đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo này.
Để hoàn thành chỉ tiêu phát hiện 100.000 trường hợp mắc bệnh lao từ nay đến cuối năm, ngành y tế cần sự tăng cường phát hiện chủ động từ cả phía người dân và các cơ sở y tế.
Nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, sáng 16/2, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trao tặng thêm các thiết bị phát hiện và chẩn đoán nhanh bệnh lao và thuốc điều trị lao với tổng trị giá khoảng 3 triệu USD cho Bệnh viện Phổi Trung ương.
Nửa đầu năm 2021, tình hình phát hiện bệnh nhân lao đã giảm khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên việc duy trì tỷ lệ điều trị thành công cho bệnh nhân vẫn ở mức rất cao, hơn 85% đối với bệnh nhân lao thường.