Bát tái lăn nhiều hành của phở Thìn (Lò Đúc).

Phở - Di sản bình dân

Cùng với các thức ẩm thực trứ danh khác của Việt Nam như mì Quảng, trà sen Quảng An, phở Hà Nội và phở Nam Định vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở hạng mục Tri thức dân gian.
(Ảnh minh họa: NHẬT QUANG)

Nghệ nhân làng Vân Cù kể chuyện làm phở

Vân Cù là ngôi làng nghề phở nổi tiếng ở Nam Định. Trong cả thế kỷ qua, người làng Vân Cù đã đem phở đi khắp cả nước và ra nước ngoài. Những người thuộc thế hệ thứ nhất, thứ hai đem nghề phở đi muôn nơi, nay đều đã là những bậc lão niên. Câu chuyện bát phở đã gắn bó với họ từ thủa nhỏ theo bố mẹ làm hàng, cho đến nay con cháu đã mở hàng phở khắp trong nam ngoài bắc.
Ông Vũ Văn Đê hướng dẫn cách lựa chọn hạt gạo ngon.

Hấp dẫn sợi phở "mềm, mỏng, dai" của làng Vân Cù

Gạo làm ra sợi phở phải được chọn kỹ lưỡng bảo đảm khô, dẻo, ngon nhất là gạo thu hoạch dài ngày vào khoảng tháng 5. Sợi phở muốn mềm, mỏng, dai, không làm bát phở đục nước cho tới phút cuối đòi hỏi người tráng phở phải biết cách kiểm tra bột gạo và tùy thời tiết nắng, nồm hay hanh mà cho ra mẻ bánh tráng chín vừa tới.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Việt

Phở - Tinh hoa ẩm thực Việt

Gắn liền với nền văn minh lúa nước và tồn tại hàng trăm năm, phở Việt theo người Việt đi khắp năm châu, được bạn bè khắp thế giới ưa thích. Dù ngày nay phở cũng đã phát triển và có rất nhiều biến tấu, nhưng bí quyết để có một bát phở "gia truyền" đậm vị xưa vẫn là câu chuyện mang nhiều điều thú vị và ý nghĩa. "Con đường của phở" cũng là con đường bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt.
Để không mai một thương hiệu phở làng Vân Cù, Nam Định

Để không mai một thương hiệu phở làng Vân Cù, Nam Định

Năm 2022, thế hệ thứ tư của thương hiệu phở Vân Cù, Nam Định - anh Cồ Như Đồi - nghĩ mình cần phải gây dựng lại và gìn giữ thương hiệu phở làng mình không bị thất truyền. Tập hợp tới hàng trăm đầu bếp trong làng, Câu lạc bộ Phở Vân Cù ra đời gần 2 năm qua đã có những bước phát triển, hoạt động quy củ hơn và đang xúc tiến đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu "Phở Vân Cù".
Bí quyết lưu giữ hương vị truyền thống của “Phở Xưa” Nam Định

Bí quyết lưu giữ hương vị truyền thống của “Phở Xưa” Nam Định

Chắt lọc bí kíp gia truyền nấu nước cốt phở từ nhiều nghệ nhân cao niên, cân bằng tỷ lệ các gia vị truyền thống trong nồi nước xương được ninh 30-50 tiếng, sử dụng nước mắm ngon nhất vùng Thái Bình, Nam Định và muối phơi trên cát… tạo nên nét tinh túy của hương vị Phở Xưa của tỉnh Nam Định.
Một quán phở Cồ tại Hà Nội.

Về làng Giao Cù ăn phở Cồ

Dân làng Giao Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từ xưa đến nay, phần lớn đều sinh sống bằng nghề làm phở bò. Vượng nhất là dòng họ Cồ, nổi danh từ nam chí bắc. Họ khai nghề từ năm 1925, với hình ảnh ông Cồ Hữu Vạng, người đầu tiên gánh phở lên Hà Nội bán hàng. Sau đó dòng phở Cồ tràn về Hà Nội có lúc “đánh át” cả mấy cái anh phở Thìn, phở Tư Lùn nức tiếng phố cổ ngày nào…