Đời sống văn học nghệ thuật nước nhà đang chuyển động mạnh mẽ khi những định hướng chiến lược và chính sách của Đảng, Nhà nước ngày càng coi trọng văn hóa nhằm tạo nên sức mạnh nội sinh, nền tảng tinh thần vững chắc cho đất nước phát triển.
Trải qua hằng trăm năm hình thành và phát triển, cùng với tên đất, tên người, những làn điệu múa, hát truyền thống như mạch nguồn vẫn âm thầm chảy trong đời sống làng quê. Đến nay, nhiều địa phương thuộc tỉnh Hưng Yên vẫn bảo tồn và phát huy những tinh hoa nghệ thuật dân tộc thấm đẫm cái chất, cái tình của người dân quê.
Hà Nội hiện có gần 1.800 di sản văn hóa phi vật thể, phân bố rộng khắp các địa phương trên địa bàn Thành phố. Trong đó, nhiều loại hình từng mai một đang được khôi phục và phát huy giá trị thông qua sự vào cuộc của cộng đồng và chính quyền các cấp.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa công bố, Nghệ An có thêm ba di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là: Chữ Thái ở Nghệ An, Lễ đón tiếng Sấm của người Ơ Đu và Nghệ thuật Trống tế Yên Thành, nâng tổng số di sản của Nghệ An lên 14.
Không gian văn hóa Trà Tân Cương có kiến trúc độc đáo ở vùng chè đặc sản lớn nhất, nơi được vinh danh “Đệ nhất danh trà” Thái Nguyên. Được giao quản lý thiết chế văn hóa, điểm du lịch cộng đồng này, Bảo tàng Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo nhằm thu hút du khách, góp phần quảng bá, giới thiệu chè Thái Nguyên, tôn vinh vùng đất và con người nơi đây.
Bà Châu Thị Đông, 76 tuổi, ở làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) được đồng bào nơi đây ví là “báu vật sống” trong "giữ lửa" dân ca Chăm và truyền cảm hứng nghệ thuật diễn ngâm Ariya, góp phần giữ gìn Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Chăm.
Được tổ chức từ năm 2007 đến nay, Carnaval Hạ Long đã trở thành sự kiện thường niên, là thương hiệu văn hóa-du lịch đặc sắc, hấp dẫn của tỉnh Quảng Ninh.
Cũng như các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, người Co rất chú ý đến nghệ thuật tạo hình nhằm tạo ra cho nơi cư trú của mình một không gian thẩm mỹ đặc sắc riêng. Khả năng tạo hình và nghệ thuật tạo hình có những nét rất riêng và khá nổi trội so với nhiều dân tộc thiểu số khác trong khu vực.
Tối 1/5, tại Quảng trường Sun Carnival, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã chính thức diễn ra Lễ hội Carnaval Hạ Long 2025 với chủ đề “Kết nối Di sản – Tiên phong tỏa sáng” với sự tham gia của hơn 1000 diễn viên, nghệ sĩ chuyên nghiệp, các đoàn nghệ thuật quốc tế, các nghệ nhân dân gian đã tạo nên một Carnaval độc đáo, hấp dẫn, riêng có của Quảng Ninh.
Hình ảnh cách điệu cánh chim bồ câu xuất hiện trong các thiết kế của bộ sưu tập “Áo dài mang biểu trưng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” thể hiện góc nhìn mới về sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại, không chỉ tôn vinh nét đẹp áo dài mà còn lan tỏa thông điệp ý nghĩa về sự vươn cao, bay xa của phụ nữ Việt trong hành trình làm chủ tương lai, hội nhập và tỏa sáng toàn cầu.
Ngày 12/4, Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng (thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Tối 9/4, tại Trụ sở của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), sự kiện quảng bá văn hóa Việt Nam với chủ đề “Việt Nam - Tinh hoa văn hóa và Khát vọng vươn mình” được tổ chức trong không khí trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ở vùng sông nước Cà Mau, nhắc đến U Minh nhiều người nghĩ ngay đến nơi “rừng thiêng nước độc”, gắn với cây tràm bị “cầm tù” trong vũng nước phèn đỏ quánh quanh năm. Dẫu điều kiện có khó khăn, nhưng U Minh một thời là vùng căn cứ cách mạng, in đậm dấu ấn lịch sử chống giặc cho đến ngày đất nước toàn thắng...
Tối 7/4 tại Paris, Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức “Đêm văn hóa Việt Nam - Tinh hoa Di sản Kinh Bắc”. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc nhằm quảng bá di sản phi vật thể của Việt Nam tới kiều bào và bạn bè quốc tế, với những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, cùng vẻ đẹp mộc mạc và tinh tế của dòng tranh dân gian Đông Hồ.
Hát xoan, một trong những di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã trở thành nét đặc trưng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ, nhất là trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. Loại hình nghệ thuật này không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, lòng biết ơn tổ tiên và tình yêu quê hương đất nước.
Tối 19/3, tại Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chương trình nghệ thuật Giao lưu trình diễn di sản văn hoá phi vật thể 'Linh Lang-Khí thiêng hội tụ-Long Biên tỏa sáng' sẽ diễn ra vào 20 giờ 10 phút ngày 8/3/2025 tại Cụm di tích đình, chùa Trường Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội.
Sáng 27/2, tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) tổ chức lễ cúng rừng, một nghi thức được tôn vinh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Cầu mong các vị thần linh phù hộ dân bản một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; dịch bệnh, sâu bệnh hại không phá hoại hoa màu của dân.
Ngày 26/2, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận cho biết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Long Biên đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng và hoàn thiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đến năm 2028 và những năm tiếp theo.
Làng Thổ Hà (xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) không chỉ thu hút du khách bằng nét đẹp được gìn giữ lâu đời mà bởi có Lễ hội Thổ Hà độc đáo được tổ chức vào tháng Giêng hằng năm.
Với việc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tháng 12/2024, Lễ hội Báo Bản truyền thống của làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình năm 2025 được tổ chức tưng bừng, đặc biệt hơn khi gắn liền với sự kiện kỷ niệm 555 năm thành lập làng và Lễ đón bằng chứng nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Ngày 7/2, tại xã Nhơn Lý, Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý”. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa trọng đại hằng năm của ngư dân vùng biển Nhơn Lý, mà còn là một biểu tượng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã tồn tại gần 200 năm.
Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ được tạo nên từ những lời hát, câu hò đầy nét mộc mạc. Theo tiến trình phát triển, bài chòi đã có một chỗ đứng vững chắc trong lòng nhiều thế hệ người dân. Thực hành di sản bài chòi dựa trên hai yếu tố là đàn và hô hát. Ðể bài chòi luôn tồn tại thì tinh thần trách nhiệm của mỗi nghệ nhân, nghệ sĩ trong khi trình diễn là điều quan trọng nhất.
Trong thế giới hội nhập sâu rộng ngày nay, sức mạnh mềm văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, chi phối các yếu tố chính trị và kinh tế của từng quốc gia. Việc củng cố, khai thác, phát huy sức mạnh mềm văn hóa ngày càng được các nước chú trọng nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng ra thế giới.
Nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, Lễ hội xôi Phú Thượng và Lễ hội đền Đồng Cổ (quận Tây Hồ) cũng vinh dự được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 8/1, Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình tổ chức khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong.
Sáng 5/1, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định”. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức.