Sản phẩm cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Lần đầu tiên kể từ đầu năm nay, giá trị xuất khẩu của sản phẩm này sang Mỹ đạt “triệu đô”.
Bài toán nguyên liệu trong lĩnh vực xuất khẩu cá ngừ vẫn chưa có lời giải khi sản lượng nguyên liệu trong nước thấp, các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung từ nước ngoài để phục vụ chế biến.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), tháng 6/2024, xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 875 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản thu về hơn 4,4 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do (FTA) được coi là bước đà quan trọng để ngành thủy sản “cất cánh”, trong đó có cá tra.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu tháng 5/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 22 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ năm 2023. Tính đến 15/5/2024, lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt gần 175 triệu USD, giảm 14% so cùng kỳ năm 2023.
Quý I/2024, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 8 cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 180,5 triệu USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ xuống 4,1% so với mức 4,2% của cùng kỳ năm 2023. Quý II/2024, Việt Nam đang có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Quý I/2024, nhiều mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Singapore ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore; đồng thời lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường này.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý 1/2024, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Mỹ 3 tháng đầu năm 2024 chiếm 19,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu thủy sản của cả nước tháng 1/2024 đạt 730 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2023. Các mặt hàng chủ lực đều có bứt phá đáng kể, trong đó cá tra tăng mạnh nhất với mức tăng 97% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 165 triệu USD.
Năm 2024, Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Ngoài các mặt hàng thế mạnh như rau quả, thủy sản, các doanh nghiệp đang tập trung tăng thị phần các mặt hàng còn nhiều tiềm năng như cao-su, hạt tiêu, sắn…
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Anh sau một thời gian tăng trưởng tốt đã sụt giảm trong tháng 9/2023, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2022.
Thời gian gần đây, hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản cả nước nói chung, Bạc Liêu nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường. Sức mua giảm sút, các tiêu chuẩn, quy định về sản phẩm ngày càng khắt khe, diễn biến của thị trường và cạnh tranh trong chuỗi cung ứng ngày càng khó khăn gay gắt…
Với việc Việt Nam và Mỹ chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, một chương mới đã được mở ra cho không chỉ trong lĩnh vực ngoại giao giữa hai nước, mà còn cả với lĩnh vực nông nghiệp của nước ta. Bên cạnh việc ngành chăn nuôi Việt Nam có thể tiếp cận với nguồn cung nguyên liệu thô từ Mỹ, xuất khẩu thủy sản của nước ta dự kiến cũng sẽ củng cố được vị thế của mình tại thị trường này.
Trong tháng 8/2023, các địa phương trên cả nước vẫn tích cực triển khai các hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản. Trong điều kiện nhiều mặt hàng nông sản trên thế giới đang có biến động lớn về nhu cầu và giá cả, sản xuất chính là bệ đỡ để bảo đảm nguồn cung phục vụ xuất khẩu.
Trong những tháng đầu năm 2023, thị trường Liên minh châu Âu (EU) vẫn “hút” một khối lượng đáng kể hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam, như: gạo, cà- phê, cao su, thủy sản… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chưa cao do tình hình lạm phát tại các quốc gia trong khu vực vẫn diễn biến phức tạp, kéo theo nhu cầu tiêu dùng sụt giảm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc. 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Mỹ chiếm 20,4%, giảm 29,3% so cùng kỳ năm 2022.
Hiện nay, tôm Việt Nam xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.
Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản tháng 4 tiếp tục sụt giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế bốn tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 2,6 tỷ USD, giảm hơn 31% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường chủ lực như Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản… đều sụt giảm đáng kể.
Xuất khẩu thủy sản đã gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Doanh nghiệp đang nỗ lực tìm giải pháp giữ thị trường để chờ cơ hội phục hồi thời gian tới.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam, mặc dù xuất khẩu sang thị trường này cũng bị giảm 11%, chỉ đạt hơn 310 triệu USD trong quý I/2023.
Ngày 31/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Báo Tuổi Trẻ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đồng tổ chức hội thảo với chủ đề “Phát triển chuỗi liên kết, nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt” tại thành phố Vũng Tàu.
Cách đây 20 năm, vào năm 2002, ngành thủy sản Việt Nam cán cột mốc ấn tượng khi đầu tiên xuất khẩu vượt 1 tỷ USD. Và 20 năm sau, năm 2022 tiếp tục đánh dấu bước tiến mới khi xuất khẩu thủy sản đạt gấp 10 lần con số đó với kim ngạch 10 tỷ USD. Xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực cũng đã và sẽ đạt những dấu ấn quan trọng như mặt hàng tôm đến hết tháng 11 đã lần đầu vượt mốc 4 tỷ USD; xuất khẩu cá ngừ cũng đang hướng tới việc lần đầu đạt mức 1 tỷ USD…
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản cả nước đã mang về 9,5 tỷ USD; tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngay sau Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, các cấp chính quyền, các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các nhà máy điện gió, các công ty, nhà máy chế biến, xuất khẩu thủy sản trong tỉnh ra quân sản xuất đầu Xuân với sinh khí mới, quyết tâm đạt thắng lợi mới.
Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố, chừng nào còn tàu cá vi phạm khai thác IUU, chừng đó thủy sản Việt Nam vẫn chưa thể tháo gỡ “thẻ vàng”. Về phía Việt Nam, mới đây người đứng đầu Chính phủ đã giao nhiệm vụ, đến cuối năm 2021, phải chấm dứt tình trạng vi phạm đánh bắt. Cả bộ máy đang vào cuộc, để biến mục tiêu thành hiện thực, thủy sản Việt Nam rộng cửa vào thị trường Liên minh châu Âu (EU). Hơn thế, ngành kinh tế mũi nhọn này phải chuyển đổi để phát triển bền vững hơn.
Để thủy sản Việt Nam ngày càng có mặt nhiều hơn tại thị trường Australia, hai bên cần tăng cường hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật để các nhà sản xuất của Việt Nam đáp ứng ngày càng tốt hơn tiêu chuẩn kiểm dịch của Australia.
Sau chuỗi tăng trưởng liên tục, bắt đầu từ tháng 8/2021, các chỉ số xuất khẩu thủy sản đều giảm: Sản lượng giảm 2,6%, kim ngạch xuất khẩu giảm 36% và hầu hết các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc và cá biển khác đều giảm từ 35 - 40% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này cho thấy, dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp tới xuất khẩu thủy sản và mục tiêu xuất khẩu thủy sản cả năm là 8,8 tỷ USD trở nên rất khó khăn.