Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu thủy sản sụt giảm thì có hai dòng sản phẩm là cá khô và cá đóng hộp lại trở thành điểm sáng và ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, trong tháng 4, xuất khẩu cá biển khô các loại tăng 65%, đạt gần 26 triệu USD; lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, sản phẩm này đã thu về gần 78 triệu USD (tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022).
Hai loại cá khô Việt Nam được ưa chuộng nhất hiện nay là cá cơm (chiếm 66%) và cá chỉ vàng (14%)…
Hiện 5 thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá khô của Việt Nam, bao gồm: Trung Quốc 56%, Nga 17%, Malaysia 8%, Hongkong (Trung Quốc) 4% và Hàn Quốc chiếm 3%. Ngoài ra, nhiều thị trường khác cũng tăng nhập khẩu cá khô của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm là Rumani (tăng 90%), Australia (tăng 10%), Lithuana (tăng 61%)...
Hiện 5 thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá khô của Việt Nam, bao gồm: Trung Quốc 56%, Nga 17%, Malaysia 8%, Hongkong (Trung Quốc) 4% và Hàn Quốc chiếm 3%.
Theo các chuyên gia kinh tế, diễn biến xuất khẩu sản phẩm cá khô của Việt Nam cho thấy, trong môi trường lạm phát, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm, nhất là trong bối cảnh phải thắt lưng buộc bụng về tiêu dùng. Sản phẩm tươi/sống đang dần dần bị thay thế bằng hàng khô và đóng hộp.
Rất may, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã nhận ra xu hướng này để linh hoạt điều chỉnh chiến lược marketing, tiếp thị thị trường và kế hoạch sản xuất, kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, thị trường xuất khẩu phù hợp với diễn biến của thị trường quốc tế trong năm 2023.
Một mặt, doanh nghiệp tích cực tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế tại Mỹ, Tây Ban Nha và Nhật Bản trong những tháng qua. Điển hình như Triển lãm thủy sản toàn cầu tại Barcelona (Tây Ban Nha) diễn ra cuối tháng 4 vừa qua đã thu hút 38 công ty thủy sản Việt Nam tham gia, gấp đôi con số của năm 2022. Trong khuôn khổ triển lãm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng bá, tuyên truyền các mặt hàng hải sản chủ lực của Việt Nam.
Ngoài hoạt động giao thương, năm 2023 còn tổ chức thêm hoạt động trình diễn món ăn được chế biến từ cá tra, tôm, cá ngừ, các mặt hàng khác với đầu bếp là người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
Mặt khác, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đẩy mạnh quy trình chế biến tinh và chế biến sâu các sản phẩm thủy hải sản, kể cả cá biển khô. Theo tìm hiểu, trước đây khi nguyên liệu dồi dào, các doanh nghiệp chế biến thủy sản thường chọn phương thức sơ chế và cấp đông rồi đem xuất khẩu.
Gần đây các doanh nghiệp đã xoay sang hướng chế biến sâu, tinh chế và hướng đến thị trường “khó tính” như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ. Hơn thế, các nhà cung cấp thủy sản bây giờ ngoài áp lực phải điều chỉnh giá sao cho hấp dẫn thì còn phải quan tâm đến gia tăng dịch vụ cho sản phẩm để kích thích nhu cầu. Như với sản phẩm cá, nhiều nhà phân phối trên thế giới đang chú trọng cung cấp cá đã cắt khúc, ướp sẵn gia vị, chế biến ăn liền hoặc đóng gói sẵn kèm gia vị và hướng dẫn chế biến…
Ước tính, nếu như chế biến thô, cấp đông xuất khẩu, một đồng vốn chỉ bán được 1,5-2 đồng thì tinh chế, chế biến sâu sẽ bán được giá 5-7 đồng.
Khi sản phẩm được tinh chế kỹ, chế biến sâu theo thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng thì không chỉ người tiêu dùng của nước nhập khẩu được hưởng lợi mà ngay cả lợi nhuận mà các nhà chế biến, xuất khẩu Việt Nam thu lại cũng tăng lên. Bởi theo ước tính, nếu như chế biến thô, cấp đông xuất khẩu, một đồng vốn chỉ bán được 1,5-2 đồng thì tinh chế, chế biến sâu sẽ bán được giá 5-7 đồng. Hơn thế, phát triển công nghiệp chế biến sâu cũng là tiền đề để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị thủy sản thế giới…