Phục vụ cháo truyền thống tại vùng nông thôn Kotwa ở Mudzi, Zimbabwe, ngày 2/7/2024. (Ảnh: Reuters)

Hàng triệu người ở nam châu Phi đối mặt khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ

Ngày 15/10, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo, hàng triệu người trên khắp khu vực miền nam châu Phi đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, trong khi khả năng cung cấp viện trợ của tổ chức này đang bị ảnh hưởng do thiếu hụt kinh phí.
Người dân lấy nước từ một giếng nước ở Kotwa, Mudzi, Zimbabwe trong đợt hạn hán bởi tác động của El Nino, ngày 2/7/2024. (Ảnh: Reuters)

Liên hợp quốc gặp khó trong huy động viện trợ cho nam châu Phi ứng phó hạn hán

Trong bối cảnh khó khăn về nguồn tài trợ, Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) đang phải đối mặt với những thách thức trong việc huy động 400 triệu USD cho hoạt động ứng phó hạn hán ở nam châu Phi, khi chỉ kêu gọi được 1/5 số tiền cần thiết để hỗ trợ các quốc gia trong khu vực ứng phó tác động của hạn hán.
Nguồn cung cấp nhân đạo cho người dân ở Gaza rất hạn chế. Ảnh: WFP

Áp lực từ khủng hoảng an ninh lương thực

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc cảnh báo, Trung Đông bước vào tháng lễ Ramadan giữa lúc đối mặt cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ. Với khoảng 40 triệu người ở Trung Đông, cùng hơn 58 triệu người ở vùng Sừng Lớn của châu Phi đang mất an ninh lương thực nghiêm trọng, thế giới đứng trước thách thức lớn trong nỗ lực cứu hàng chục triệu người bên bờ vực nạn đói.
Trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Hoa Kỳ). (Ảnh: UN)

“Sức khỏe” tài chính của Liên hợp quốc

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt hàng loạt thách thức, không chỉ gia tăng về mặt số lượng mà còn ngày càng phức tạp, vai trò của Liên hợp quốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc thiếu kinh phí đang đặt ra thách thức lớn đối với tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh trong việc triển khai các chương trình hoạt động.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Vì sự bền vững của hệ thống lương thực toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực đã khai mạc tại thủ đô Rome của Italia với chương trình nghị sự tập trung thảo luận biện pháp giải quyết những vấn đề mà hệ thống lương thực toàn cầu đang đối mặt. Quản lý và bảo đảm an ninh lương thực vẫn là thách thức lớn toàn cầu trong bối cảnh nhiều quốc gia bị nạn đói hoành hành, hàng trăm triệu người thiếu ăn, trong khi hàng tỷ người mắc các bệnh thừa cân và béo phì, cùng tình trạng lãng phí thực phẩm.
Người nông dân bên ruộng ngô bị hư hại do hạn hán tại Turkana, Kenya. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giải bài toán an ninh lương thực

Để giúp châu Phi vượt qua cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, các đối tác phát triển vừa cam kết hỗ trợ hàng chục tỷ USD thúc đẩy sản xuất lương thực tại châu lục này trong 5 năm tới. Các nhà phân tích cho rằng, chìa khóa giúp giải quyết tận gốc nạn đói tại châu Phi là tăng cường năng lực tự sản xuất, thay vì phụ thuộc nhập khẩu và cứu trợ.
Người dân xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ tại trại tị nạn ở Baidoa, Somalia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Châu Phi kêu gọi hỗ trợ chống đói nghèo

Tại Diễn đàn Cách mạng Xanh châu Phi (AGRF) năm 2022, được tổ chức ở thủ đô Kigali của Rwanda, giới chức các nước châu Phi kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan liên quan nông nghiệp của châu Phi hành động khẩn cấp để xây dựng hệ thống lương thực thích ứng ở châu lục này.
Người dân phải rời nhà cửa do xung đột đợi nhận lương thực cứu trợ tại 1 trại tị nạn ở Tigray, Ethiopia, ngày 19/6/2021. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN)

Hoạt động nhân đạo của Liên hợp quốc ở Ethiopia tê liệt sau khi bị cướp mất nửa triệu tấn dầu

Ngày 25/8, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, vụ cướp hơn nửa triệu tấn nhiên liệu của WFP ở vùng Tigray, Ethiopia vừa xảy ra đã khiến cơ quan này không thể tiếp tục các hoạt động cứu trợ hàng triệu người dân đang bị đói nơi đây.
Tàu hàng Brave Commander rời cảng biển Pivdennyi chở lúa mì tới Ethiopia sau khi hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine được nối lại, thị trấn Yuzhne, tỉnh Odessa, Ukraine, ngày 16/8/2022. (Ảnh: Reuters)

Tàu chở lương thực viện trợ đầu tiên rời Ukraine đến châu Phi kể từ tháng 2/2022

Ngày 16/8, dữ liệu của công ty phân tích Refinitiv Eikon cho thấy, tàu Brave Commander đã rời cảng Pivdennyi của Ukraine, chở theo 23 nghìn tấn lúa mì - lô hàng viện trợ lương thực nhân đạo đầu tiên từ Ukraine tới châu Phi kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này hồi tháng 2 vừa qua.
Người tị nạn Syria nhận hàng viện trợ tại trại tị nạn ở thị trấn Mehmediye, Syria. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các cơ quan nhân đạo Liên hợp quốc đối mặt nguy cơ thiếu hụt kinh phí kỷ lục

Ngày 12/8, người phát ngôn của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết, các dự án nhân đạo của Liên hợp quốc đang đối mặt nguy cơ thiếu hụt kinh phí kỷ lục trong năm nay, khi đến nay, cơ quan này mới chỉ nhận được 1/3 số tiền cần thiết (48,7 tỷ USD) để triển khai các dự án.
(Ảnh minh họa: EPA)

Giải Nobel Hòa bình 2020 tôn vinh Chương trình Lương thực thế giới

Nhờ nỗ lực chống lại nạn đói, góp phần cải thiện điều kiện hòa bình tại các khu vực chịu ảnh hưởng của xung đột và hoạt động như một động lực thúc đẩy các nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng nạn đói làm vũ khí chiến tranh và xung đột, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã trở thành chủ nhân của Giải Nobel Hòa bình năm 2020.