Nhiều giải pháp thi công cầu cạn trên các công trình giao thông, đặc biệt là đường cao tốc nhằm tiết kiệm chi phí, bảo đảm tuổi thọ công trình, đặc biệt là giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường được các chuyên gia, kỹ sư, đơn vị tư vấn trao đổi và chia sẻ tại Hội thảo khoa học: “Giải pháp cầu cạn cho hạ tầng giao thông khu vực phía nam” do Tổng Công ty Xây dựng Số 1-CTCP tổ chức ngày 12/4.
Ngày 5/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo “Nghiên cứu và phát huy nguồn lực từ những người con quê Bến Tre để góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bến Tre”.
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với vị trí địa lý thuận lợi, trên bến, dưới thuyền, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km, tâm đồng bằng sông Cửu Long (thành phố Cần Thơ) khoảng 100km thuận lợi trong việc kết nối giữa vùng nguyên liệu, sản xuất với thị trường tiêu thụ và xuất khẩu; là trục động lực phát triển chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sáng 11/12, trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm đang diễn ra tại Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh này và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị “Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại vùng đồng bằng sông Cửu Long liên kết cùng phát triển Cà Mau 2023”.
Chiều 15/9, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức Diễn đàn kinh tế năm 2023 với chủ đề: “Vai trò và giải pháp liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Thời gian qua, nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Ðồng Tháp, đã tập trung tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi và hình thành, phát triển một số mô hình liên kết tiêu thụ nông sản. Ðây là nhân tố quan trọng giúp ngành nông nghiệp tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Thực tế cũng chỉ rõ cần có sự “bắt tay” thực chất, chặt chẽ, hiệu quả từ các bên.
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng trước cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu sau khi Ấn Độ và một số quốc gia tạm dừng xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức trong bảo đảm an ninh lương thực, tiêu thụ nội địa và cân đối cung cầu của thị trường nên cần giải phải đồng bộ, hiệu quả.
Chiều 21/7, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long tổ chức hội nghị công bố Kế hoạch triển khai thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 và giai đoạn 2024-2025.
Mỗi trang báo, mỗi bài viết trong các trang phụ trương chuyên trang, chuyên mục thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về khai thác, phát huy lợi thế vùng để qua đó góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra.
Tối 14/3, tại Hậu Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long về nguồn cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm của vùng.
Ngày 19/10, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 - TECHFEST Mekong 2022.
Ngày 21/6, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Ngày 26/5, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị, ký, ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Ngày 18/3, tại TP Bạc Liêu đã diễn ra Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022 - Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long và phát động "Mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới".
Với chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo-Tận dụng cơ hội, tạo đà bứt phá”, Diễn đàn về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần 2 năm 2021 là dịp để cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp kết nối với chuyên gia, nhà đầu tư, quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ uy tín.
Tại kỳ họp bất thường tới đây, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 6 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Cần Thơ, áp dụng thí điểm trong 5 năm nhằm tạo cơ chế thu hút đầu tư, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng thành phố thành trung tâm phát triển của vùng, mang bản sắc sông nước Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Qua 18 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, GRDP của tỉnh Long An đến nay đạt 131.906 tỷ đồng, tăng 124.726 tỷ đồng so năm 2002. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Long An và vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà Nghị quyết đã xác định.
Ngày 13-3, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị sơ kết ba năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Đây là lần thứ ba Chính phủ tổ chức hội nghị về nghị quyết quan trọng này.
Thực hiện vai trò là thành viên Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2025, ngày 10-12, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam (GIZ) tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các tổ chức quốc tế, các bộ, ngành, hội nghề nghiệp và 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long.