Sông Bến Hải uốn lượn mềm mại đoạn chảy qua các xã đồng bằng trù phú.

Sông Bến Hải, chảy về phía tương lai

Bến Hải, tên gọi có từ 70 năm nay của dòng sông nổi tiếng nằm ở tỉnh Quảng Trị. Biết bao người đã anh dũng ngã xuống vì dòng sông này để giáo gươm dẹp lại, hòa bình được "nở hoa". Chia lìa, đau thương, thống nhất, phát triển, trang sử nào của dòng sông cũng chất chứa hùng tâm của người đi xây dựng đất nước.
Bám trụ đất cát, gió Lào để nuôi tôm thẻ chân trắng

Bám trụ đất cát, gió Lào để nuôi tôm thẻ chân trắng

Đứng trên bãi cát dài trắng muốt chạy dọc biển Vĩnh Thái, cựu chiến binh Nguyễn Văn Ngò nhìn bần thần về con thuyền nhỏ neo đậu gần bờ. Nhiều năm đi đánh bắt cá, ông đã thấm mệt với những chuyến ra khơi. Nhưng ông vẫn yêu biển và muốn mưu sinh từ biển. Ở tuổi 48, ông đánh liều bỏ biển khơi, lên bờ, cùng người vợ cũng là cựu chiến binh khởi nghiệp bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên đất cát.
Dựng cơ ngơi từ những giọt nước mắm nguyên chất

Dựng cơ ngơi từ những giọt nước mắm nguyên chất

Về hưu theo chế độ 176 năm 1995, cựu chiến binh Bùi Xuân Khiêm chỉ có hai bàn tay trắng. Ngồi bên căn nhà cấp 4 xuống cấp, nhìn 2 đứa con nheo nhóc, ông đăm chiêu nghĩ về gánh nặng làm chồng, làm cha. Mót chút nghề suốt 10 năm làm thủ kho ở công ty thủy sản, ông Khiêm đánh liều sản xuất nước mắm tại nhà. Bấy giờ, ông chỉ có một niềm tin duy nhất, rằng “Với người lính Cụ Hồ, không có việc gì là khó”.
Cấp 3 Vĩnh Linh - ngôi trường Anh hùng trên quê hương lũy thép

Cấp 3 Vĩnh Linh - ngôi trường Anh hùng trên quê hương lũy thép

Có lẽ cũng hiếm có một ngôi trường nào như Cấp 3 Vĩnh Linh (nay là THPT Vĩnh Linh, Quảng Trị), trải qua những năm tháng chiến tranh lửa đạn, phải xây dựng lại đến 4 lần, chia thành nhiều phân hiệu để tránh bom, vừa giảng dạy học tập vừa lao động, chiến đấu. Đây cũng là ngôi trường hiếm hoi từ tuyến lửa được sơ tán toàn bộ ra miền bắc trong thời kỳ bom Mỹ đánh phá ác liệt ở Vĩ tuyến 17. Trong suốt 64 năm lịch sử, đặc biệt khi sự sống treo đầu sợi tóc, thì công tác dạy và học của thầy trò nhà trường vẫn xuyên suốt…
Cựu chiến binh kiếm doanh thu bạc tỷ nhờ sáng kiến trồng tiêu hữu cơ ở Vĩnh Linh

Cựu chiến binh kiếm doanh thu bạc tỷ nhờ sáng kiến trồng tiêu hữu cơ ở Vĩnh Linh

Sau khi rời quân ngũ trở về với cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Hoàng Hồng Sơn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Kim Thạch, Vĩnh Linh, Quảng Trị không chỉ làm giàu từ cây hồ tiêu mà còn cùng bà con phát triển thương hiệu tiêu Vĩnh Linh sạch, xuất khẩu ra thế giới. Kiên trì đi qua những mùa tiêu rớt giá, ông đã bôn ba đi nhiều vùng đất, có những sáng kiến thiết thực để làm giảm giá thành nguyên liệu đầu vào cho cây tiêu, xây dựng quy trình trồng tiêu hữu cơ sạch…, góp phần quảng bá thương hiệu tiêu Vĩnh Linh.
Viết tiếp lịch sử anh hùng Vĩnh Linh của chiến sĩ mặc áo blouse trắng

Viết tiếp lịch sử anh hùng Vĩnh Linh của chiến sĩ mặc áo blouse trắng

Bệnh viện Vĩnh Linh là một bệnh viện đặc biệt bên bờ sông Bến Hải, cứu chữa hàng nghìn thương binh trong chiến tranh - niềm tự hào ấy nhắc nhớ lớp trẻ, về trách nhiệm tiếp nối truyền thống lịch sử anh hùng của nhiều thế hệ nhân viên y tế đã ngã xuống, để tiếp tục cống hiến trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân Vĩnh Linh.
Trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.

Trao tặng 200 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó tại Vĩnh Linh, Quảng Trị

Chiều 19/7, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Báo Quảng Trị, Trung tâm Truyền hình Nhân Dân (Báo Nhân Dân) và Câu lạc bộ Đồng hương Trẻ Quảng Trị tại Hà Nội, Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn VinGroup) đã tổ chức trao tặng 200 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chương trình Nghĩa tình tháng 7 được thực hiện trên 2 huyện Hải Lăng, Vĩnh Linh.
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương nhìn từ bờ bắc nơi cắm cột cờ giới tuyến. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Vĩnh Linh, niềm tự hào 70 năm Lũy thép - Lũy hoa

Trong năm 2024 và 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Linh sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh 25/8 (1954-2024) và 70 năm thành lập Khu vực Vĩnh Linh 16/6 (1955-2025). Đây là những sự kiện chính trị quan trọng với mảnh đất lịch sử đặc biệt này. Huyện Vĩnh Linh đang tập trung mọi nguồn lực nhằm triển khai chuỗi hoạt động chào mừng các dịp kỷ niệm một cách trọng thể, thiết thực và hiệu quả.
Vĩnh Linh: Đất và người

Vĩnh Linh: Đất và người

Huyện Vĩnh Linh nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị, với lịch sử hình thành lâu đời. Đây cũng là nơi có một phần sông Bến Hải thuộc vĩ tuyến 17 được lấy làm ranh giới tạm thời chia cắt nước ta thành hai miền nam-bắc vào năm 1954 theo Hiệp định Geneva. Năm 1955, Khu vực Vĩnh Linh chính thức được thành lập, vừa là đầu cầu giới tuyến, vừa là tiền đồn miền bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương cho chiến trường miền nam.
Lễ kết nạp cho đoàn viên và sinh hoạt chuyên đề giáo dục truyền thống tại khuôn viên di tích Hầm khu ủy Vĩnh Linh. Ảnh: Đoàn Thanh niên Vĩnh Linh

Di tích Hầm khu ủy Vĩnh Linh - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Nói tới Vĩnh Linh lũy thép, người ta thường nhắc đến địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, tuy nhiên ít người biết tới Di tích Hầm Khu ủy Vĩnh Linh - một trong những căn hầm kiên cố được xây dựng đầu tiên tại địa phương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, là tiền thân của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh sau này. Hầm thuộc hệ thống hầm ngầm Vĩnh Tiến-Nam Hồ và là nơi trú ẩn của cơ quan đầu não Khu vực Vĩnh Linh thời bấy giờ.
Địa đạo có chiều dài đường hầm 1.701m, gồm 3 tầng, tầng sâu nhất so mặt đất từ 20-30m.

Về thăm “ngôi làng dưới lòng đất”

Sau 59 năm kể từ khi xây dựng, địa đạo Vĩnh Mốc, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn còn nguyên vẹn. Năm 1965, trước những cơn mưa bom, bão đạn của đế quốc Mỹ, làng Vĩnh Mốc chỉ còn là những bãi đất hoang tàn. Dù vậy, người dân trong làng vẫn đồng lòng không rời quê nhà nửa bước.
Thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh hôm nay.

Vĩnh Linh khát vọng vươn lên

Năm 2024 huyện Vĩnh Linh của tỉnh Quảng Trị tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (25/8/1954-25/8/2024). 70 năm truyền thống là di sản đồ sộ về sáng tạo trong đấu tranh cách mạng và xây dựng, bảo vệ phát triển quê hương, đất nước, góp phần khắc họa một giai đoạn lịch sử gian lao nhưng rất đỗi hào hùng của Vĩnh Linh đất thép anh hùng.
Các đơn vị đang thi công cầu Thạch Hãn 1 bắc qua sông Thạch Hãn.

Đẩy nhanh thi công đường ven biển Quảng Trị

Dự án đường ven biển kết nối hành lang kinh tế đông tây, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1 (gọi tắt dự án đường ven biển Quảng Trị) đi qua địa bàn các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và thành phố Đông Hà, có tổng chiều dài gần 55 km. Thời gian này, cùng với việc tập trung thi công các cầu trên tuyến, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh đang gấp rút giải phóng mặt bằng để tập trung thi công phần đường.
Di tích quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải nhìn từ trên cao. (Ảnh Thành Ðạt)

Phát huy giá trị di tích Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị

Hai Di tích quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị luôn được Chính phủ và tỉnh Quảng Trị dành nhiều sự quan tâm đầu tư ngân sách bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy các giá trị như giáo dục truyền thống cách mạng, phục vụ phát triển du lịch. Ðây là các di tích gắn với địa danh có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, là biểu tượng của khí phách Việt Nam, điểm đến của du lịch Vì hòa bình.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị; 50 năm sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Hãy tạo nên những "kỳ tích" sông Thạch Hãn và sông Bến Hải (*)

Tối 29/4, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2022); 50 năm sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (1972-2022). Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu.

Di tích cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Kỳ 3: Quảng Trị với niềm vui mới

Nhiều người nghĩ đến Quảng Trị là nghĩ đến nhịp cầu chia cắt mang tên Hiền Lương; nghĩ đến sông Thạch Hãn vẫn đau đáu "Đáy sông còn đó bạn tôi nằm"; là lớp lớp những tấm bia mộ mà ngày sinh đến ngày mất trùng với hai thập kỷ đau thương của dân tộc. Nhưng ở trong hoàn cảnh nào Quảng Trị cũng đầy bản lĩnh, cháy bùng khát vọng đoàn kết và phát triển mạnh mẽ hướng đến tương lai tươi sáng.

Người Anh hùng năm lần được gặp Bác Hồ

Người Anh hùng năm lần được gặp Bác Hồ

Tôi đến thăm Anh hùng Lao động Đinh Như Gia tại nhà riêng của ông ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đúng vào sáng ngày 30-4. Vừa rót bát nước chè xanh mời khách, ông nhẩm tính chỉ còn gần ba tuần nữa là đến kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ký ức về những lần vinh dự được gặp Bác còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Ông Nguyễn Hưng Tạo chăm sóc vườn sầu riêng.

Thành công từ ý chí kiên cường

Ít ai nghĩ, trên mảnh đất cằn Vĩnh Linh (Quảng Trị) lại trồng được cây sầu riêng cho quả. Ấy  vậy  mà,  ông  Nguyễn Hưng Tạo đã trồng thành công vườn sầu riêng cho thu hoạch tiền tỷ. Ông cũng được biết đến là người sở hữu vườn cây lâu trầm duy nhất có nguồn gốc từ Trung Cận Ðông làm nguyên liệu chế biến nhang trầm xuất khẩu. Thành quả độc đáo của ông Tạo đã mở ra hướng mới phát triển kinh tế cho nông dân tỉnh Quảng Trị.

Cầu Hiền Lương năm 1967, trước khi bị bom Mỹ đánh sập - Ảnh tư liệu của gia đình Đại tá Vĩnh Thành, Phó Giám đốc Công an Quảng Trị (người đứng thứ ba, từ bên phải sang).

Trở lại vĩ tuyến 17

Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Vĩ tuyến 17 là những cái tên quen thuộc đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam. Nơi đây từng ghi dấu nỗi đau chia cắt của dân tộc, nay đã trở thành biểu tượng của niềm vui đoàn tụ, khát vọng hòa bình của thời đại: “Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ. Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”. Nhân kỷ niệm 45 năm giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, chúng tôi trở về thăm vùng đất nổi tiếng này.

Sông Bến Hải - Vĩ tuyến 17 từng được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống huyện Vĩnh Linh

NDĐT - Ngày 24-8, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị tổ chức kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Vĩnh Linh 25-8-1954 - 25-8-2019. 65 năm truyền thống của huyện Vĩnh Linh là di sản đồ sộ về sáng tạo trong đấu tranh cách mạng và xây dựng, bảo vệ phát triển đất nước, góp phần khắc họa một giai đoạn lịch sử gian lao nhưng rất đỗi hào hùng của Vĩnh Linh đất thép anh hùng cũng như của dân tộc Việt Nam.

Di tích quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.

Tháng tư ở đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

"Sông Bến Hải bên trong bên đục/Trách ai làm cho non nước chia đôi"... Một thời đất nước cắt chia, câu hò day dứt ấy đã thấm sâu vào máu thịt của người dân Quảng Trị. Gần nửa thế kỷ sau Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, đời sống của người dân ở đôi bờ sông Bến Hải ngày càng ấm no, hạnh phúc.