Trước tình hình đó, quân dân Vĩnh Mốc đã quyết định cùng đào sâu xuống lòng đất để tạo nên một địa đạo ngầm với nhiều hộc riêng biệt - làm nơi sinh sống cho từng gia đình. Địa đạo cũng là nơi đóng trụ sở của các cơ quan chức năng điều phối hoạt động cách mạng. Thời điểm đông nhất, “ngôi làng” này có tới 1.200 người sinh sống. Trong gần 2.000 ngày đêm hoạt động, không một người nào bị thương và đã có 17 em bé chào đời trong lòng địa đạo.
Năm 2015, địa đạo Vĩnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Ngày nay, địa đạo này đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến để hiểu về sức mạnh phi thường, sự sáng tạo của quân và dân Vĩnh Linh trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Cửa xuống địa đạo nằm kín đáo dưới các lùm cây. |
Các ngách nhỏ được khoét sâu hai bên đường hầm đủ chỗ sinh hoạt cho 2-4 người. |
Du khách nước ngoài tham quan khu trưng bày hiện vật tại địa đạo Vĩnh Mốc. |
Địa đạo gồm 13 cửa ra vào, trong đó có 7 cửa thông ra biển. |
Bên trên địa đạo nay là xóm làng trù phú. |