Sau hơn 5 tháng triển khai thí điểm dịch vụ gửi xe không dùng tiền mặt, Thủ đô Hà Nội đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng thành phố thông minh và hiện đại. Thu phí không dừng, không dùng tiền mặt là minh chứng rõ nét của việc ứng dụng công nghệ thông minh vào đời sống, là một xu hướng tất yếu trong quá trình đô thị hóa, phát triển của đất nước.
Theo Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, mỗi năm trên địa bàn Thủ đô tăng khoảng 390.000 phương tiện giao thông. Bình quân mỗi ngày, người dân Hà Nội mua sắm khoảng 1.100 phương tiện. Số liệu thống kê sơ bộ, hiện Hà Nội có hơn 1,1 triệu ô-tô và khoảng 6,8 triệu xe máy, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện vãng lai ở các nơi thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn.
Theo Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 8/4/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố, trên địa bàn Thủ đô sẽ có 1.620 bãi đỗ xe công cộng, trong đó có 73 bãi ngầm.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, phát triển hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược cần thực hiện trong 5-10 năm tới. Nghị quyết đặt mục tiêu đầy tham vọng: Đến năm 2025, cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc và đến năm 2030, phấn đấu đạt con số 5.000km. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ô-tô với dự báo đạt gần 1 triệu chiếc/năm vào năm 2028 cho thấy nhu cầu tất yếu về hạ tầng và số lượng tài khoản giao thông cũng không ngừng tăng lên.
Từ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, việc thí điểm thu phí tự động không dừng (ETC) áp dụng đầu tiên trên tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng tháng 6/2022 đã cho kết quả đột phá, tỷ lệ ETC đạt 97%. Tiếp nối thành công này, từ ngày 1/8/2022, dịch vụ ETC được triển khai đồng loạt tại tất cả các tuyến cao tốc trên phạm vi cả nước.
Tiện lợi hơn cho khách hàng, nâng cao hiệu quả quản lý, tránh thất thoát là những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ số vào hệ thống giao thông tĩnh thông minh, được Công ty TNHH một thành viên Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội thí điểm triển khai tới đây tại một số tuyến phố khu vực nội thành.
Theo ông Tô Nam Toàn, Trưởng Phòng Khoa học công nghệ môi trường và Hợp tác quốc tế (Cục Đường bộ Việt Nam), thời điểm hiện tại, các điều kiện về cơ sở vật chất, giải pháp kỹ thuật, công nghệ để triển khai thu phí điện tử không dừng (ETC) tại các trạm thu phí cảng hàng không, sân bay đã sẵn sàng và có thể thực hiện ngay.
Sau tròn một tháng ra mắt phiên bản mới dưới hình thức ví điện tử dành cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng (ETC), Công ty Trách nhiệm hữu hạn thu phí tự động VETC ghi nhận có gần 1 triệu lượt tải và khoảng 250 nghìn lượt sử dụng ví.
Ngày 8/5, đại diện Công ty TNHH Thu phí tự động VETC cho biết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức cấp phép cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thu phí tự động VETC hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các dịch vụ trung gian thanh toán gồm dịch vụ ví điện tử, dịch vụ cổng thanh toán điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ và chi hộ.
Để bảo đảm các phương tiện được lưu thông thông suốt trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, VETC đã chuẩn bị nguồn nhân lực dán thẻ để hỗ trợ khách hàng, phục vụ 24/7 tại các trạm thu phí VETC vận hành; phục vụ giờ hành chính tại các trạm kết nối.
Ngày 10/8, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đã yêu cầu hai nhà cung cấp dịch vụ ETC, gồm Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC, thành viên Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội - Viettel) và Công ty TNHH Thu phí tự động (VETC, thuộc Công ty cổ phần Tasco) báo cáo số liệu phương tiện bị dán chồng thẻ thu phí ETC, trên cơ sở đó sẽ báo cáo Bộ Giao thông vận tải biện pháp xử lý.
Sau hơn một tuần chính thức áp dụng thu phí không dừng (ETC), theo thống kê tại các tuyến cao tốc, đã phát sinh một số lỗi, sự cố từ chủ phương tiện và nhà cung cấp dịch vụ, gây khó khăn trong việc vận hành, khai thác hệ thống.
Từ ngày 6/8, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) điều chỉnh lại quy định, không kiểm soát số dư tài khoản thu phí không dừng (ETC) của khách hàng tại đầu vào của 4 tuyến cao tốc do VEC quản lý (gồm Nội Bài-Lào Cai, Cầu Giẽ-Ninh Bình, Đà Nẵng-Quảng Ngãi và Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây).
Ngày 29-12, tại trạm thu phí Hòa Lạc - Hòa Bình, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC), thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ra mắt hệ thống thu phí sử dụng đường bộ tự động không dừng ePass, triển khai đồng loạt tại 35 trạm thu phí trên cả nước.