Sáng 30/8, tại Seoul (Hàn Quốc), Chương trình tập huấn thuộc Dự án hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ giai đoạn 2 năm thứ ba, do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ đã hoàn tất thực hiện và tổ chức lễ bế giảng.
Công tác tổ chức truyền thông, vận động phát triển người tham gia theo hình thức hội nghị truyền thông khách hàng nhằm phát triển và duy trì bền vững người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự đóng. Việc tổ chức hội nghị phải tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp, bảo đảm linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội, địa bàn, địa hình, phong tục, tập quán…
Trong năm 2024, công tác truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cần được triển khai đa dạng, linh hoạt, tiếp tục đổi mới toàn diện.
Vấn đề nguồn lực cho truyền thông chính sách đóng vai trò tiên quyết trong bối cảnh chuyển đổi số. Nguồn lực ấy phải được đầu tư xứng đáng, sử dụng linh hoạt và hiệu quả mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp, trở thành động lực trong thực thi chính sách, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách nói chung; riêng trong lĩnh vực văn hóa, truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội, vừa phổ biến tuyên truyền vừa định hướng dư luận. Thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức mới trong công tác truyền thông chính sách, đòi hỏi ngành Văn hóa phải có những giải pháp hợp lý.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nhấn mạnh, thời gian tới cần tăng cường tuyên truyền về truyền thông chính sách; giữa nhà nước, cơ quan chức năng và báo chí cần “đồng thanh tương ứng” mới có thể truyền thông chính sách hiệu quả.
Chiều 29/9, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh diễn ra chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: “Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí”. Làm thế nào để báo chí phát huy sức mạnh, thực sự là kênh chủ lực của truyền thông chính sách sẽ là chủ đề chính của Diễn đàn.
Trong Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2023, ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đẩy mạnh truyền thông sâu, rộng về ý nghĩa, giá trị của việc tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí lúc về già. Thời gian triển khai các hoạt động truyền thông từ ngày 27/9 đến 31/10/2023.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa gửi công văn đến các cơ quan chủ quản báo chí gồm ban Đảng trung ương, các tổ chức chính trị-xã hội trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ... đề nghị tăng cường điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí.
Trong 2 ngày 8 và 9/8, tại Thành phố Hội An (Quảng Nam), Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị “Tập huấn kiến thức về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2023”.
Các chuyên gia pháp luật và lĩnh vực truyền thông cho rằng, việc huy động, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ cho truyền thông dự thảo chính sách còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
"Cần đẩy mạnh truyền thông chính sách trên báo chí để người dân tiếp cận và hiểu rõ; đó chính là nhiệm vụ của hệ thống báo Đảng cũng như các cơ quan báo chí chính thống", đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh trong buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam.
Truyền thông chính sách tập trung vào đối tượng con người; mọi chính sách đều hướng đến người dân, bảo đảm cho nhân dân sống trong độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về truyền thông chính sách với chủ đề Nhận thức - Hành động - Nguồn lực.
Chiều 15/11, tại Hà Nội, Tạp chí Việt Nam Law and Legal Forum (Thông tấn xã Việt Nam) phối hợp Vụ Phổ biến pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội thảo” Tăng cường truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài”.
Sáng 3/11, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Nhân Dân và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế”.
Sáng 3/11, Báo Nhân Dân, Học viện Báo chí Tuyên truyền và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế”.
Ngày 5/10, tại phiên khai mạc khóa tập huấn “Nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ” ở Seoul, Hàn Quốc, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh, cần ứng dụng công nghệ truyền thông hiện đại, sử dụng các phương tiện truyền thông tương tác, tăng cường sự tham gia của công chúng trong truyền thông chính sách.
Các cơ quan báo chí cần chủ động, tích cực trong việc thông tin để công khai, minh bạch, tương tác 2 chiều với đối tượng của chính sách, người dân để xây dựng, thực thi cơ chế chính sách vì lợi ích chung.
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Lễ ký kết “Quy chế phối hợp truyền thông chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2026”.