Châu Âu: Làn sóng tị nạn dâng cao

Châu Âu: Làn sóng tị nạn dâng cao

Số người chạy trốn khỏi cuộc xung đột Nga-Ukraine đã lên đến 1,5 triệu người, khiến nó trở thành cuộc khủng hoảng tị nạn gia tăng nhanh nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai, Liên hợp quốc cho biết ngày 6/3. “Hơn 1,5 triệu người tị nạn từ Ukraine đã sang các nước láng giềng trong 10 ngày”, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi viết trên Twitter.

La Primavera, Sandro Botticelli, tempera trên ván gỗ, 3.14×2.03 m, Bảo tàng Mỹ thuật Uffizi, thành phố Firenze (Florence), Italia.

Tại sao “Mùa xuân” lại đẹp?

“Mùa xuân” là tên một kiệt tác nghệ thuật, một bức tranh có lẽ đã tốn nhiều giấy mực và gây tranh cãi nhất trong lịch sử hội họa: “La Primavera”. Danh họa người Ý Sandro Botticelli sáng tác bức họa này khoảng năm 1481-1482 nhưng phải đến năm 1550, mới được nhà lịch sử nghệ thuật Giorgio Vasari nhắc đến lần đầu trong một cuốn sách với tên gọi “Primavera” (tức “mùa xuân” trong tiếng Ý).

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng bàn giao cho Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long 1.540.000 liều vắc-xin AstraZeneca do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại. Ảnh: NHẬT BẮC

Câu chuyện thành công thời Covid-19

Ngày 25/9, tại sân bay Nội Bài đã diễn ra một buổi lễ thu hút sự quan tâm: Lễ tiếp nhận vắc-xin, trang thiết bị và vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19 được chuyển về Việt Nam cùng đoàn công tác của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cuba, tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 76 Đại hội đồng LHQ và thực hiện các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ. Một ngày trước đó, Công ty Vabiotech (Bộ Y tế) đã công bố sản xuất thành công lô vắc-xin Covid-19 Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam được đối tác Nga đánh giá đáp ứng yêu cầu.

Một góc thành phố Vitré.

Con đường dài

“Chúng tôi gốc gác dân quê, sẽ suốt đời là dân quê thôi nhưng con cái chúng tôi sẽ phải khác, cố mà ăn học cho bằng người ta chị ạ”, nói xong, người đàn bà cười hihi, vặt lấy vặt để mấy quả lê trong vườn bắt tôi cầm về. Rồi chèo kéo, rồi ôm mẹt bún đậu mắm tôm ra mời, để hy vọng tôi ngồi lại ăn bữa cơm với gia đình.

Tiêm thử nghiệm Nanocovax. Ảnh: VGP

Thà muộn còn hơn không

Trong khi các nước phát triển đã giành lấy ưu thế đi đầu trong sản xuất vaccine Covid-19, các nước châu Á giờ đây đang khẩn trương nhập vào cuộc đua quyết liệt này. Bất chấp các ý kiến trái chiều, nhiều nước vẫn quyết tâm theo đuổi mục tiêu tự sản xuất vaccine để tránh bị phụ thuộc vào bên ngoài trong bối cảnh thế giới sẽ còn phải sống chung với đại dịch.

Hậu trường của sân khấu rối bóng.

Từ rối da tới rối... robot

Pháo hoa nổ bùng thông báo màn diễn bắt đầu. Âm nhạc vang lên rộn rã, có tiếng trống, tiếng ốc xà cừ, tiếng chũm chọe, tiếng cồng và kèn hơi phá tan màn đêm tĩnh lặng và nổi lên trên là tiếng leng keng của chilanka (vòng chân có chuông). Giọng của người kể chuyện hòa quyện cùng âm nhạc khi các diễn viên ẩn sau màn hình trình diễn vở kịch. Những con rối da được làm công phu hắt bóng xuống nền vải lướt qua lướt lại trong ánh sáng huyền ảo.

Những mảnh đất được yêu

Những mảnh đất được yêu

Chuyện kể rằng người đàn ông ấy đã rời bỏ Paris hoa lệ, đi về phía nam, dừng ở Orleans và xây dựng xứ sở của mình. Xứ sở ấy được vun đắp mấy chục năm, giờ vẫn tiếp tục là một cái tên, một hình ảnh, một triết lý để những người yêu đất, yêu vườn tiếp tục theo đuổi. Trên mảnh đất ấy đã nở hoa nhưng không chỉ là hoa, mà cả những giá trị khác.

Nhà báo Nguyễn Mỹ Linh tại trung tâm nghệ thuật Gwinzegal.

Cuộc sống mới trong những bức tường cũ

Thật may mắn cho một dân tộc biết yêu văn hóa và có nhiều cơ hội để thưởng thức văn hóa là xúc cảm của tôi khi bước vào trung tâm nghệ thuật Gwinzegal - một trung tâm nghệ thuật dành cho nhiếp ảnh đương đại nằm ở thị trấn Guingamp, tỉnh Bretaingne, Pháp.

Một tòa nhà thiệt hại sau vụ bắn tên lửa vào Irbil Iraq ngày 16-2. Ảnh | AFP

Dấu hiệu xấu

Thông điệp từ các vụ không kích

Phần lớn thế giới đã cảm thấy ngạc nhiên khi đích thân Tổng thống Mỹ Joe Biden trực tiếp ra lệnh thực hiện các cuộc không kích bất ngờ ngày 26-2 nhằm vào một số mục tiêu nằm ở miền Đông Syria, gần biên giới với Iraq, mà phía Mỹ mô tả là "các cơ sở của lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn".

Những món đồ chơi Pinocchio đầy sáng tạo của nghệ nhân Bartolucci.

XỨ SỞ CỦA CHÚ BÉ NGƯỜI GỖ PINOCCHIO

Với tôi, nước Ý không chỉ là cái nôi của nghệ thuật Phục hưng, không chỉ là xứ sở của xe máy Vespa cùng những cổ động viên bóng đá cuồng nhiệt (tifosi) mà còn là quê hương của chú bé người gỗ Pinocchio, là nơi chiếc mũi dài đã trở thành biểu tượng mang tính đại diện cho thói nói dối.

Quảng bá ẩm thực Việt, vẫn là nỗi băn khoăn

Quảng bá ẩm thực Việt, vẫn là nỗi băn khoăn

Pháp là một trong những nước ngày càng nhiều người Việt Nam chọn đến để học tập và sinh sống. Học phí rẻ, phúc lợi xã hội tốt nhưng có lẽ một trong những điều khiến người Việt đến Pháp học tập vì xã hội khá cởi mở, người nhập cư hay người bản địa đều hưởng chung những quy định và lợi ích xã hội.

Dạo chơi trong đêm giao thừa ở Quảng trường Đỏ, Moscow.

Đón năm mới ở xứ sở Bạch Dương

Người Nga có câu “Đón năm mới như thế nào thì cả năm sẽ được như thế ấy” và có lẽ vì thế mà người Nga luôn đón mừng năm mới một cách vui vẻ, đủ đầy nhất, để cả năm được may mắn, hạnh phúc.

Ông J.Biden bắt đầu công bố danh sách các thành viên nội các mới, báo hiệu những thay đổi chính sách lớn.

Trở lại con thuyền!

Như bất cứ một tổng thống nào vừa bước vào Nhà trắng, ông Biden cũng phải đối mặt với cả một thế giới đang chăm chú dõi theo từng động thái của ông với cùng một câu hỏi: người đứng đầu nước Mỹ sẽ làm gì về mặt chính sách đối ngoại, trong bốn năm tiếp theo?

Đo cây để nghiên cứu tại rừng Cuatro Rios.

Pura vida và bài học tái sinh rừng

Từ một đất nước diện tích rừng bị hủy hoại lên tới gần một nửa trở thành một điểm đến về du lịch sinh thái nổi tiếng khắp thế giới chỉ trong vài ba chục năm, câu chuyện khôi phục rừng ở Costa Rica thoạt nghe thật khó tin.

Hàng rau tự phát trên vỉa hè của người châu Á nhập cư lậu tại Paris.

Trên những nẻo đường nước Pháp

Từ dạo có Covid, hầu như tuần nào trên những trang mạng của cộng đồng người Việt tại Pháp cũng hiện ra những dòng tìm kiếm việc làm. Kiếm việc làm điện, làm móng tay, làm phụ hồ, làm dọn dẹp, làm phụ bếp, làm giúp việc nhà, trông người già... làm gì cũng được, miễn có tiền để sống qua mùa khó khăn. Thường là của các bạn người Việt mới sang từ Đông Âu, sống không giấy tờ, là người miền trung hoặc vùng chiêm trũng.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. Ảnh: QUANG MINH

Gắn kết, thích ứng bối cảnh mới

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 vừa khép lại, đánh dấu một năm Hiệp hội đoàn kết, hợp tác ứng phó và vượt qua vô vàn thách thức phức tạp, đồng thời ghi đậm dấu ấn Việt Nam, trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020. Chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” phản ánh sự lựa chọn của ASEAN phù hợp thời cuộc và là minh chứng sinh động cho tinh thần sáng tạo, chủ động và khả năng điều phối, dẫn dắt của Việt Nam trong những nỗ lực chung của khu vực.

Bảo tàng hổ phách - biểu tượng của Kaliningrad.

Thăm vùng “đất cấm” Kaliningrad

Kaliningrad là một vùng đất đặc biệt nằm ở cực tây nước Nga, với những thành phố xinh xắn đậm chất Âu. Thuộc về Nga nhưng lại biệt lập khỏi nước Nga về vị trí địa lý, chỉ tiếp giáp Ba Lan, Litva và biển Baltic. Cách duy nhất để đến phần lục địa này của Nga là bằng đường không hoặc đường biển.

Ruchit Garg, nhà sáng lập mạng lưới giúp nông dân bán bán nông sản trực tuyến HFN.

Chợ ảo - cơ hội của nông dân Ấn Độ

Rau quả bị bỏ thối rữa trên cánh đồng và có nguy cơ phá hủy sinh kế của nông dân Ấn Độ. Cái khó ló cái khôn, nhiều sáng kiến từ cộng đồng nảy sinh nhằm kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng giúp giảm bớt lãng phí và nâng cao thu nhập.

back to top